Tại sao giãn cách xã hội sẽ góp phần đẩy lùi dịch COVID-19?
'Bóng ma' COVID-19 đang bao trùm toàn thế giới, với tốc độ lây lan chưa từng có ở bất cứ một dịch bệnh nào mà con người từng đối mặt. Đã có hàng chục quốc gia áp dụng giãn cách xã hội như một biện pháp ngăn chặn và kìm hãm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Nhưng tại sao giãn cách xã hội là một trong những biện pháp góp phần đẩy lùi bệnh COVID-19 là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Ảnh minh hoạ
Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, con đường lây truyền COVID-19 phổ biến nhất là qua đường hô hấp, trong vòng 2m nếu người xung quanh hít phải giọt bắn - nước bọt hay hắt hơi của người bệnh có nguy cơ bị virus xâm nhập vào cơ thể và mắc bệnh. Những giọt bắn này còn bám trên các bề mặt của các vật dụng xung quanh, sau đó người khác chạm vào, rồi đưa lên mắt, mũi, miệng, từ đó đi vào cơ thể.
Như vậy, giãn cách hay cách ly xã hội là giải pháp quan trọng với mục tiêu giúp người dân giữ khoảng cách giữa người với người, giữa cộng đồng với cộng đồng. Các biệp pháp giãn cách xã hội không chỉ yêu cầu người dân phải ở nhà, hạn chế tối đa tới nơi công cộng, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như mua bán thực phẩm, cần sự hỗ trợ y tế, dừng các phương tiện công cộng, mà còn quy định cự ly tiếp xúc giữa người với người là 2m, ra ngoài phải đeo khẩu trang ….
Tuy nhiên chỉ giãn cách xã hội có đủ để phòng ngừa bệnh dịch COVID-19 và liệu rằng mỗi người nên thực hiện giãn cách xã hội thế nào ở trong mỗi gia đình, nơi công cộng….
Ảnh minh hoạ
Hướng dẫn cách giãn cách xã hội ở trong gia đình và nơi công cộng
Tại mỗi gia đình, làm sao thực hiện cách ly xã hội cho đúng là câu hỏi không phải ai cũng biết cặn kẽ và thực hiện chuẩn xác. Giãn cách các thành viên trong gia đình với bên ngoài bằng việc tuân thủ quy định chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như đi mua thực phẩm, mua thuốc hoặc cần hỗ trợ y tế, tận dụng tối đa làm việc tại nhà, hạn chế đến mức thấp nhất việc đón tiếp khách tới thăm….
Khi ở nhà, tăng cường vệ sinh nhà cửa, khử trùng các bề mặt nhiều người tiếp xúc như bàn, ghế, nhà bếp, tay vịn và tay nắm cửa; tăng thông gió trong nhà bằng cách mở cửa sổ, hạn chế tối đa sử dụng điều hòa.
Ảnh minh hoạ
Nếu ai đó trong gia đình bị ốm, cần chăm sóc người bệnh ở một phòng riêng, hạn chế tối thiểu người vào chăm sóc, thường xuyên làm sạch phòng bệnh, nếu có thể khi tiếp xúc với người bệnh người chăm sóc cần đeo khẩu trang, người già, người có bệnh mạn tính cần hạn chế chăm sóc người bệnh.
Tại nơi công cộng như nơi mua bán thực phẩm, nhà thuốc… cần tuân thủ hướng dẫn vệ sinh như sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay khô, đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi ho hay hắt hơi phải dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy che lại rồi vứt vào thùng rác có nắp đậy, rửa tay bằng xà phòng với nước, không tập trung đông người, giữ khoảng cách 2m ở nơi công cộng….
Giữ gìn vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh hô hấp
Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, mỗi người cần tăng cường giữ gìn vệ sinh cơ thể, nhất là đôi bàn tay. Nếu không may mắc các bệnh về hô hấp như chảy nước mũi, viêm mũi, khi chưa thể đi viện khám bệnh, có thể sử dụng xịt mũi Betadine chiết xuất tự nhiên từ tảo đỏ như một 'giải pháp' ban đầu. Xịt mũi Betadine có loại dùng cho người lớn, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, và có cả loại cho trẻ em trên 1 tuổi. Sử dụng xịt mũi Betadine chứa Carragelose có thể làm giảm các triệu chứng như cảm lạnh hay giống cảm cúm, khi xịt mũi nó sẽ giúp làm ẩm niêm mạc mũi, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi các tác nhân như khói bụi, ô nhiễm, virus…., giảm các triệu chứng của bệnh.
Ảnh minh hoạ
Ngoài đường mũi, virus còn có thể xâm nhập cơ thể qua đường họng – đây là 'cửa ngõ' quan trọng của hệ hô hấp. Muốn vậy, cần tăng cường các biện pháp bảo vệ cổ họng bằng cách súc họng hàng ngày với nước súc họng Betadine chứa hoạt chất PVP-I ( Povidone-iod). Chất sát khuẩn povidone- iodine với nồng độ phù hợp với niêm mạc miệng, vừa vệ sinh họng miệng, vừa có tác dụng sát khuẩn đề phòng sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Mỗi cá nhân cần duy trì thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục; tích cực vận động cơ thể; ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất; giữ ấm cơ thể, mũi, họng; nâng cao thể trạng. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính . Nếu bản thân có các biểu hiện viêm đường hô hấp như sốt, ho, khó thở… cần đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế gần nhất để được khám tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!