Gian nan cuộc chiến chống lại Ebola

Kỹ năng sống - 05/16/2024

Phong tục tập quán lạc hậu, sự nghèo đói và hiểu biết không đầy đủ là ba trong số những điều khiến Ebola ngày càng nguy hiểm.

Ebola: Nỗi lo lắng của toàn thế giới

Dịch sốt xuất huyết do vi-rút Ebola bùng phát ở Tây Phi đang hoành hành và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch sẽ được kiểm soát và khống chế trong thời gian ngắn. Hiện có 4 nước ở khu vực Tây Phi đang trải qua cơn ‘bão’ dịch bệnh Ebola là Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leon. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là dịch có sức tàn phá ghê gớm nhất trong 4 thập kỷ qua. Hiện nay dịch rất khó lường được cả về số ca mắc lẫn phạm vi địa lý.

Gian nan cuộc chiến chống lại Ebola

Xuất hiện lần đầu tiên tại Nam Xu-đăng và Cộng hòa dân chủ Công-gô vào năm 1976, cho đến nay dịch sốt xuất huyết do vi-rút Ebola đã qua nhiều đợt bùng phát. Tuy nhiên, thời gian chứng kiến sự ‘tác oai tác quái’ của dịch là các năm 1976, 1995, 2001, 2007, 2008, và đặc biệt là năm 2014. Tính đến thời điểm hiện tại đã có trên 1700 người mắc và gần 1000 người tử vong. Vậy điều gì đã khiến cho dịch Ebola bùng phát vào năm 2014 trở nên mạnh mẽ và tàn khốc như vậy?

Gian nan cuộc chiến chống lại Ebola

Động vật là mối nguy cơ truyền bệnh cho người. Giả thuyết, ca bệnh đầu tiên xuất hiện do truyền bệnh từ động vật sang người. Người ta cho rằng có vai trò của một loài dơi ăn hoa quả chỉ có mặt ở châu Phi trong truyền bệnh, và đó là một trong những lý do vì sao bệnh khởi phát và xuất hiện ở lục địa này, một số loài động vật khác cũng có nguy cơ truyền bệnh như khỉ, lợn, tinh tinh…

Dịch bệnh tấn công những nước nghèo

Bốn nước có dịch là những nước nghèo nhất trên thế giới. Quay trở lại năm 1976, khi dịch lần đầu tiên tấn công tại Xu-đăng và Công-gô. Lúc đó các nhà khoa học còn chưa biết gì về vi-rút Ebola và dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 280 người. Ngày nay, với sự nguy hiểm nhãn tiền, khoa học đã biết rằng sốt xuất huyết do vi-rút Ebola là một bệnh lây truyền do tiếp xúc với máu, dịch sinh học của người nhiễm bệnh. Chúng ta có thể ngăn cản và chặn đứng sự lây lan của bằng các biện pháp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, sự lan tràn của dịch năm 2014 như một cơn ác mộng vượt quá sức tưởng tượng của thế giới với con số tử vong tăng lên từng ngày. Mối lo ngại càng rõ ràng hơn khi chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu và hiện chưa có vắc-xin dự phòng.

Không phải chúng ta không có đủ kiến thức hay các biện pháp y học để khống chế dịch hay không, mà vấn đề nằm ở chỗ, dường như có sự ‘lãng quên’ với hệ thống y tế của các nước nghèo, lạc hậu. Những nước xảy ra dịch là những nước nghèo nhất, với chi phí dành cho y tế thấp nhất. Năm 2014, dịch bệnh xảy ra tại Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leon đã cướp đi sinh mạng của gần 1000 người dân, nơi hệ thống y tế còn nghèo nàn và lạc hậu, thiếu đi những phương tiện bảo vệ cần thiết cho ngay cả những người làm công tác y tế, và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Gian nan cuộc chiến chống lại Ebola

Thực tế đáng buồn nơi tâm dịch

Ở 4 quốc gia bùng nổ dịch Ebola tồn tại một thực tế đáng buồn. Trong khi cả thế giới đang dõi theo và ngày càng lo ngại về tính lây lan của Ebola cũng như con số tử vong ngày một cao thì chính tại những nước này, người dân vẫn chưa có sự hiểu biết đúng đắn về sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Một số yếu tố cũng góp phần làm cho thảm họa do Ebola vi-rút trở nên nặng nề hơn bởi vài dịch xuất hiện ở Tây Phi. Các nhân viên y tế nơi đây có rất ít kinh nghiệm hoặc không được đào tạo thành thạo trong công tác phòng chống dịch, bảo vệ bản thân và chăm sóc bệnh nhân khi có dịch xảy ra. Thêm vào đó, những trang thiết bị bảo vệ cần thiết khi tiếp xúc với người bệnh cũng chưa được trang bị đầy đủ.

Theo ghi nhận của tạp chí y khoa danh tiếng Lancet, những vấn đề về nghi lễ tôn giáo cũng như sự thiếu hiểu biết là một trong những nguyên nhân quan trọng làm dịch bệnh bùng phát nặng nề trong những người dân. Vẫn còn đó những phong tục ma chay, mà ở đó người chết cần được tắm rửa sạch sẽ và được… hôn trước khi chôn.

Ngoài ra, sự nghèo đói và hiểu biết thấp tại nơi đây đã ‘tiếp sức’ cho vi-rút Ebola lây lan. Thiếu hiểu biết có thể dẫn tới những người bệnh không tìm đến thầy thuốc hoặc đến cơ sở y tế, thậm chí là còn né tránh. Một lý do quan trọng khác là việc tiếp xúc với thi thể nạ nhân trước lễ tang hoặc trong quá trình chôn cất mà không có biện pháp bảo vệ là nguyên nhân khiến dịch lan rộng.

Gian nan cuộc chiến chống lại Ebola

Sự nhận thức về tầm nguy hiểm của dịch bệnh chưa được nâng cao. Một số người dân địa phương cho rằng những nhân viên y tế là người mang đến căn bệnh Ebola, họ còn mang cả dao và những vật sắc nhọn… Bởi vậy xe ô tô của nhân viên y tế đôi khi bị bởi bao vây bởi những người dân địa phương với thái độ thù địch và không hợp tác.  Ở Sierra Leone, sự biểu tình, phản đối chống lại nhân viên y tế của người dân địa phương đã khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vấn đề này cũng gặp phải tại Liberia.

Với những vấn đề đã đề cập ở trên, xem ra, cuộc chiến chống lại căn bệnh khủng khiếp này sẽ còn rất nhiều gian nan trong thời gian tới.

  'Tất tần tật' tình hình dịch bệnh Ebolatại đây

 

ThS. Nguyễn Kiên Cường(Tổng hợp)

Viện Y học Dự phòng Quân đội

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!