Khi dần lớn lên, trẻ bắt đầu biết quan sát, tìm hiểu học hỏi về cơ thể mình, về những gì mình làm được và tất cả mọi thứ xung quanh thông qua chính những gì bạn nói và bạn làm. Hầu hết trẻ đều có xu hướng bắt chước hành động của bạn vậy nên cách tốt nhất để dạy con những thói quen tốt không phải là thưởng hay phạt con, mà bạn hãy hành động một cách tích cực để trở thành một tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Sau đây, Hello Bacsi sẽ liệt kê một số thói quen xấu hằng ngày có thể bạn không chú ý, bạn nên tránh hoặc thay đổi để trẻ có thể phát triển lành mạnh hơn.
1. Tự chỉ trích bản thân
Đôi khi chỉ là cách bạn tự chê bản thân về ngoại hình của mình trước gương như: “Quần jeans sao chật quá!” hoặc “Sao mình ngày càng mập vậy?” sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng, tự tin và cái tôi của bé. Đặc biệt, đối với các bé gái cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những gì nghe thấy từ mẹ mình nói. Điều này có thể làm trẻ không thích bản thân khi soi gương, dẫn đến việc trẻ sẽ luôn nghĩ rằng “hình dáng của mình quá kém, quá béo, quá xấu…” và sẽ luôn có vấn để với cái tôi của chính mình. Cả hai điều này sẽ khiến trẻ tập thói quen như ăn kiêng hoặc tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
2. Ăn uống theo cảm xúc
Nếu ăn giúp bạn thoải mái, vui vẻ hơn khi gặp chuyện buồn, thất vọng trong công việc và cuộc sống thì hẳn là bạn đã truyền một thông điệp sai đối với sức khỏe của trẻ. Bởi vì bạn đang cho trẻ thấy rằng đồ ăn là cách tốt để bản thân vui vẻ hơn mà không biết rằng có những cách khác tốt hơn giúp bạn cải thiện tâm trạng hơn là ăn uống.
Hãy cho con biết rằng, trò chuyện với bạn bè, hay đi dạo mới khiến tâm trạng chúng tốt hơn, đó là cách để con phát triển theo hướng lành mạnh.
3. Sử dụng tin nhắn, thư điện tử quá nhiều
Thật không công bằng nếu cấm trẻ nhắn tin ngay tại bàn ăn tối khi mà chính bạn cũng đang cầm điện thoại trên tay. Chính điều đó phản bác điều bạn nói. Hãy thiết lập quy tắc gia đình về chuyện sử dụng thiết bị điện tử và tất cả mọi người kể cả cha mẹ đều cùng thực hiện những quy tắc ấy.
Những đứa trẻ dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình thường có vấn đề về giấc ngủ, kết quả học tập, và các vấn đề cân nặng. Còn những trẻ dành thời gian ăn tối với gia đình thì nguy cơ bị bệnh béo phì thấp hơn.
4. Quá để ý đến bề ngoài và vật chất
Hầu hết các bé gái đều thích chơi trò gì đó liên quan đến quần áo, thời trang. Nhưng các chuyên gia nói rằng phải cẩn thận về việc để các bé quá trau chuốt bề ngoài hơn là những thứ khác.
Hãy dành ra “khoảnh khắc mẹ-con” để tạo thói quen lành mạnh cho trẻ như: đi dạo, dạy trẻ chơi một môn thể thao. Các bé gái nhờ đó sẽ biết rằng mình có thể trở nên khỏe mạnh, mạnh mẽ, và nữ tính hơn. Thêm vào đó, chúng sẽ thấy rằng việc vận động là một cách giảm stress tuyệt vời. Ngoài ra, hãy thường xuyên khen cô bé thông minh, tốt bụng và xinh đẹp nhé!
5. Uống rượu bia để cảm thấy tốt hơn
Nếu trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng và nói: “Bố/mẹ muốn uống bia”, bạn đã cho bé thấy bia rượu là một cách tốt để giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Cũng giống như việc nhiều người phụ thuộc vào cà phê để vực lại tinh thần vậy. Rõ ràng bia rượu không hề tốt với trẻ nhỏ.
Thay vào đó, hãy tìm những cách lành mạnh hơn để có thể giảm căng thẳng hay vực lại tinh thần. Hãy thử tập thể dục, thiền hoặc một sở thích thư giãn và kêu gọi mọi người trong gia đình tham gia. Đó là tất cả những cách tốt để thư giãn hay nạp lại năng lượng.
6. Cạnh tranh mọi thứ
Luôn khen những đứa trẻ khác (hàng xóm, bạn học cùng lớp, anh chị em ruột) giỏi hơn con bạn hiếm khi một động lực tốt cho con mà đôi khi có tác động ngược lại.
Thay vào đó, bạn hãy thử những hướng tích cực hơn như khen ngợi con mình khi trẻ đã làm tốt nhất khả năng của mình. Giúp con tập trung vào niềm vui chơi đùa bên ngoài hơn là cạnh tranh thắng thua và cho trẻ thấy trẻ đã cải thiện và tốt hơn. Bạn cũng nên tìm ra những việc con thực sự đam mê và cùng thực hành hàng ngày với nhau. Cùng trò chuyện và chia sẻ với nhau sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
7. Thường xuyên cãi nhau, tranh luận
Nếu cha mẹ liên tục cãi cọ hay tranh luận với nhau, con bạn sẽ nhận biết rằng “Ồ, đó là cách tốt nhất để giải quyết mọi chuyện”. Và như thế căng thẳng thường sẽ lại bị kích thích.
Vậy làm thế nào để giải tỏa căng thẳng của mình ổn thóa? Hãy thử nghiệm một số kỹ thuật kiểm soát căng thẳng. Cãi nhau có thể cho bạn cảm thấy tốt hơn lúc đầu nhưng sau đó thì lại cảm thấy tệ hơn. Thêm vào đó, căng thẳng còn được chứng minh làm tăng nguy cơ béo phì.
8. “Tám” chuyện và nói xấu
Chỉ trích hoặc nói xấu cách người khác ăn mặc hoặc hành động là hành vi được cho là kém tự trọng. Bạn hãy tự hỏi mình có lý do nào hay để làm vậy không. Nhưng nói xấu người khác cũng đã là một thói quen rồi nên bạn không thể nào tìm ra lý do tốt cho việc ấy được. Nó khiến con bạn lúc nào cũng phải dè chừng, soi mói và phán xét người khác.
Hãy hướng suy nghĩ của trẻ sang cách hiểu và chia sẻ cảm nhận hơn là nhận định hành vi của người khác. Hãy cùng mọi người chơi những trò chơi ngoài trời tốt cho sức khỏe hơn là ngồi trong nhà và nói những chuyện vô nghĩa.
Hãy biết nhận sai
Và cuối cùng nhưng quan trọng nhất, nếu bạn thấy mình hành xử sai trước mặt con, đừng lờ đi và đừng hy vọng chúng không để ý. Hãy chỉ ra sai lầm của mình và dùng chính sai lầm đó để dạy bảo con.
Hãy yêu cầu con giúp đỡ và bằng cách đó trẻ sẽ cảm nhận được sự quan trọng của mình đối với bạn. Các nghiên cứu cho thấy những gia đình có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc gia đình và hoạt động tập thế dễ thành công hơn những gia đình khác.
Bạn có thể quan tâm tới bí quyết giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!