Làm gì khi trẻ mê sảng do sốt trên 38 độ C?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/20/2024

Mê sảng là cơn bộc phát đột ngột của việc nói sảng, mất phương hướng, hành xử lạ (hành động “mất kiểm soát”) và ảo giác. Sự nhận thức hay trí nhớ cũng bị suy yếu khi bị mê sảng. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường mê sảng khi sốt trên 38OC và sẽ hết mê …

Mê sảng là cơn bộc phát đột ngột của việc nói sảng, mất phương hướng, hành xử lạ (hành động “mất kiểm soát”) và ảo giác. Sự nhận thức hay trí nhớ cũng bị suy yếu khi bị mê sảng.

Đặc biệt, trẻ nhỏ thường mê sảng khi sốt trên 38OC và sẽ hết mê sảng khi hạ sốt. Uống thuốc không theo chỉ định hoặc không rõ nguồn gốc cũng có thể gây ra mê sảng, kể cả thuốc cảm hay thuốc ho, nhất là khi uống cùng một lúc với liều cao.

Dấu hiệu và triệu chứng của mê sảng là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của mê sảng có thể xuất hiện và kéo dài từ vài giờ đến và ngày. Triệu chứng luôn thay đổi, do đó nạn nhân có thể mắc phải một hoặc nhiều triệu chứng của mê sảng. Những triệu chứng mê sảng bao gồm:

  • Mất ý thức về môi trường xung quanh: mất khả năng tập trung vào vấn đề cụ thể nào đó và rất dễ bị phân tâm và không kịp thích ứng hoặc phản ứng chậm với môi trường.
  • Mất trí nhớ ngắn hạn, bao gồm mất ký ức về sự kiện trước khi mê sảng hoặc trong lúc mê sảng;
  • Thay đổi hành vi, ví dụ ảo giác, rối loạn giấc ngủ, khó chịu hay bồn chồn và có những cảm xúc cực đoan như sợ hãi, giận dữ, trầm cảm hoặc lo âu;
  • Ý thức bị gián đoạn hoặc tỉnh táo xen kẽ mơ màng, thường tỉnh táo vào buổi sáng và mơ màng, chậm chạp vào buổi tối;
  • Hay nói những chuyện vô nghĩa hoặc nói lắp;
  • Co giật, run nhẹ không kiểm soát được.

Chăm sóc tại nhà cho những trường hợp sốt mê sảng

Sơ cứu cho bệnh sốt

Cho người bệnh uống thuốc giảm sốt như acetaminophen (paracetamol) hay ibuprofen. Cởi bớt áo trên người và đắp khăn lạnh lên trán và cổ. Lau cơ thể bằng khăn ấm. Không cho người bệnh tắm bồn vì có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh co giật hoặc mất ý thức.

Sơ cứu mê sảng

Luôn mở đèn sáng trong phòng người bệnh. Phải có một người thân ở bên cạnh để quan sát và chăm sóc người bệnh để có thể báo ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường. Nếu bạn thường xuyên trò chuyện với người bệnh thì càng tốt.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Người bệnh mê sảng do tác dụng phụ của thuốc;
  • Người bệnh mê sảng do ngộ độc;
  • Người bệnh thường xuyên nhức đầu. Triệu chứng nhức đầu và mất trí nhớ phải cần được chú ý đặc biệt;
  • Cứng khớp cổ;
  • Nôn mửa;
  • Mê sảng kéo dài trên 30 phút trong khi sốt.

Làm gì để ngăn mê sảng quay trở lại

Điều trị sớm và dứt điểm bệnh sốt để tránh mê sảng do sốt cao.

Đối với những bệnh nhân nhập viện, tránh uống thuốc an thần khi điều trị các rối loạn chuyển hoá và bệnh truyền nhiễm.

Sử dụng những biện pháp giúp bệnh nhân nhận thức môi trường thực tế xung quanh sẽ làm giảm nguy cơ bị mê sảng. Những biện pháp này có thể bao gồm:

  • Đặt lịch hoặc đồng hồ gần giường bệnh;
  • Tránh thay đổi không gian phòng bệnh hoặc sắp xếp phòng phức tạp;
  • Để người thân hỗ trợ các hoạt động thường ngày cho người bị mê sảng;
  • Luôn mở cửa sổ và rèm;
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bạn có thể tìm hiểu các triệu chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt:

Không thể chần chừ khi trẻ bị hôn mê

Mê sảng – Cách đối phó và phòng ngừa khi bị sốt

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!