Giữ ấm đầu, tai
Trong y học, đầu là bộ phận cực kỳ quan trọng bởi là nơi gặp gỡ của cơ thể. Mặc dù đây là nơi tản nhiệt của cơ thể nhưng cũng cần phải giữ ấm bởi nếu gió lạnh thổi vào cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi tóc chưa phát triển nhiều, chưa có được 'hàng rào' che chắn để bảo vệ, gió lạnh tấn công rất dễ phát bệnh. Vì vậy, ra ngoài trời mẹ nhớ đội mũ kiểu trùm kín, giữ đầu và tai ấm áp cho con.
Mẹ nên chọn mũ có chất lượng tốt vì áp vào làn da mỏng manh của bé và không thoát được nhiệt lượng ra ngoài.
Lưu ý, khi vào khu vực kín gió, ấm áp hơn, mẹ nên cởi mũ cho trẻ để tránh mũ quá dày gây nóng nực, toát mồ hôi nhiều gây phản tác dụng, thậm chí cảm lạnh.
Giữ ấm bàn tay, bàn chân
Lượng mỡ dưới chân của trẻ vốn đã rất ít nên việc giữ nhiệt thường kém và khá nhạy cảm với không khí lạnh.
Bàn chân được gọi là 'trái tim thứ hai' và cũng là nơi xa nhất từ tim. Bàn chân nằm ở điểm cuối của tứ chi nên dễ gây ra lưu thông máu kém và dễ bị lạnh.
Chân lạnh cũng khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng và dễ mắc bệnh. Do đó việc bảo vệ đôi chân của bé trong mùa đông rất quan trọng. Mẹ nhớ phải đeo tất để giữ ấm chân bé. Tuy nhiên khi chọn tất nhớ chọn tất có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi.
Tương tự tay cũng cần giữa ấm bằng cách đeo găng. Đôi bàn tay bị nhiễm lạnh thường có dấu hiệu ửng đỏ hoặc trắng nhợt, các khớp tay yếu dần, da dẻ bị nhăn nheo. Nếu quá lạnh nhắc bé xoa hai bàn tay lại với nhau cũng giúp trẻ giữ ấm đôi tay.
Giữ ấm bụng
Việc giữ ấm bụng vào mùa đông cũng rất quan trọng. Bởi trong bụng chứa dạ dày và lá lách, nếu bị lạnh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Trẻ nhỏ bụng phệ nên nếu mặc áo không đủ dài thường phần bụng sẽ bị hở và lạnh. Và chứng bệnh có thể gặp là đi ngoài, khó tiêu, cảm…
Cha mẹ nên chú ý chọn quần áo mặc khi ngủ cho con. Tốt nhất là chọn chất liệu cotton thoáng khí và thoải mái. Loại vải này còn ngăn chặn sự mất nhiệt của cơ thể giúp trẻ giữ ấm khi ngủ vào mùa đông.
Mẹ có thể mặc đồ liền cho con để giúp phần bụng luôn được che chắn cẩn thận. Mẹ nên chọn bộ quần áo liền từ đầu đến chân hoặc loại áo body có cài dưới bẹn đảm bảo áo không bị kéo lên. Nếu tối đi ngủ sợ con đạp chăn hở bụng, mẹ có thể cho con dùng túi ngủ.
Luôn quàng khăn ấm cổ họng
Chỉ cần sơ hở một chút là cổ họng bé bị vi khuẩn tấn công ngay. Nhẹ thì cảm cúm ho một vài ngày nặng là viêm họng kéo dài. Mùa đông này đừng quên khăn ấm quàng cổ cho bé!
Trẻ con thường ghét đeo khăn vì sự phiền toái mỗi khi nô đùa, chạy nhảy. Đặc biệt là bé trai, thường tháo khăn mỗi khi thấy vướng víu nhưng không nhớ quàng lại. Chính lúc này luồng không khí lạnh sẽ luồn từ phía gáy đến tai và cổ họng khiến cho bé có cảm giác gai lạnh, ảnh hưởng đến thanh quản và yết hầu gây ho, khàn tiếng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!