Mỗi người đều có một bí mật riêng, thứ mà chúng ta chỉ dám đối mặt với chính bản thân. Cho đến khi “nhắm mắt xuôi tay” người ta vẫn cố giữ bí mật ấy theo cát bụi cuộc đời. Nhưng, không phải điều gì trở thành “bí mật” cũng thực sự có giá trị. Cái chết của đạo diễn Robin Williams, sự giằng xé của Kate Kelasll là câu chuyện sâu sắc về bí mật ứng xử với bệnh Parkinson khi nó xuất hiện trong cuộc đời.
Bí mật có tên “căn bệnh Parkinson”
Robin Williams – một đạo diễn tài ba, một diễn viên nổi tiếng, ông đã trở thành niềm tự hào của nền điện ảnh nước Mỹ. Có lẽ vậy mà ông đã ngăn cản bản thân không nói ra sự thật về căn bệnh Parkinson của mình. Một mình đối mặt với parkinson, khiến ông bị trầm cảm nặng và dẫn tới việc tự sát. Không phải vì ông sợ hãi trước căn bệnh mà ông muốn gìn giữ một hình ảnh Robin tài năng trong mắt cộng đồng.
Câu chuyện của Kate Kelsall – một phụ nữ 64 tuổi, không giống như Robin, nhưng nó cũng liên quan đến Parkinson (một căn bệnh mà không ai mong muốn). Vì vậy, một phần nào đó bà tìm thấy sự đồng cảm với nỗi đau bệnh tật trong cuộc đời của Robin.
Đạo diễn Robin bị bệnh Parkinson dẫn đến tự sát
18 năm trước, khi được chẩn đoán Parkinson, bà cảm thấy hoảng loạn, xấu hổ và lo lắng. Sự thương hại, phán xét của mọi người khiến bà đánh mất niềm tin vào bản thân. Ở nơi làm việc, bà nhét đôi bàn tay run rẩy trong túi quần và lảng tránh trả lời mỗi khi ai đó vô tình phát hiện những bất thường mà bà không giấu hết.
Bà từng nghĩ, nếu không nói, không nghĩ về Parkinson, thì nó được xem như không tồn tại. Chỉ cần duy trì lối sống, suy nghĩ tích cực, cùng với thuốc điều trị thì có thể chữa khỏi bệnh. Oái oăm thay, dù bà cố gắng bao nhiêu, bệnh Parkinson vẫn tiến triển, cất giữ bí mật này làm bà bị tăng thêm áp lực và mệt mỏi. Cho đến khi phải phẫu thuật kích thích não sâu (DBS), bà mới nhận ra rằng cần phải nói ra những điều đã cất giấu lâu nay. Kết quả mọi người đều cảm thông chia sẻ, bà cảm thấy cuộc sống cởi mở và không phải lo giữ bí mật thực sự là một sự giải thoát.
Ứng xử với bệnh Parkinson khi nó đã xuất hiện trong cuộc đời.
Câu chuyện về một bác sỹ đã nghỉ hưu ở Hà Nội: Ông Đỗ Bình Dương, số nhà 8/153, Ngõ Chợ Khâm Thiên, bị parkinson do rối loạn ngoại tháp - căn bệnh hay gặp ở người trên 50 tuổi. Nỗi sợ hãi xuất hiện, khi ông bỗng thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, tay bị run, phát âm khó, nhai và nuốt thức ăn cũng khó dần.
Ông kể “tôi đã từng suy sụp lắm”, vì biết bệnh khó chữa và tiến triển nặng theo thời gian, trong khi đó, thuốc điều trị đáp ứng kém, bệnh không mấy thuyên giảm. Ông từng chứng kiến người bạn đồng nghiệp của mình bị parkinson giai đoạn cuối phải ngồi trên xe lăn, tất thảy mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào người khác cho đến khi mất, khiến ông lo lắng.
Bệnh parkinson thuyên giảm, ông Dương tự tay chăm sóc cây cảnh (nguồn healthplus.vn)
Nhưng không như Kate Kelsall và Robin, ông đã học được cách ứng xử với bệnh, bằng cách chia sẻ bệnh với bạn bè, người thân, bác sỹ điều trị. Chính điều đó đã giúp ông giải tỏa tâm lý và tiếp cận được một giải pháp hỗ trợ điều trị từ Tpcn Vương Lão Kiện, do một đồng nghiệp đã dùng và viết những dòng chia sẻ trên báo. Đến bây giờ khi bệnh đã đỡ đến 90%, trở lại sinh hoạt gần như thường ngày, ông thấy mình thật may mắn.
Chia sẻ để chiến thắng chính mình và vượt qua Parkinson
Nếu bạn bị mắc bệnh Parkinson, thay bằng việc tự nhốt bản thân mình trong bí mật, hãy chia sẻ với mọi người để chiến thắng mặc cảm vì bệnh tật. Và biết đâu, bạn lại nhận được những điều may mắn như ông Dương, không phải trải qua những chuỗi ngày đau khổ như Kate Kelsall; những năm tháng tuyệt vọng như Robinson.
Thu Hương
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!