Gợi ý giúp chị em kiểm soát cân nặng khi mang thai

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất là bí quyết để mẹ bầu tránh xa các căn bệnh nguy hiểm như: béo phì, tiểu đường thai kỳ...

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi và tình trạng dinh dưỡng của mẹ. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10 - 12kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5 - 6kg và ba tháng cuối tăng 4 - 5kg. Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng thông minh tạo nền tảng ban đầu tốt đẹp cho bé và chìa khóa của vấn đề chính là ở một thực đơn cân bằng các dưỡng chất. Trong đó, các nhóm thực phẩm sau cần thiết với mẹ bầu.

- Thịt, cá, trứng, đậu phộng: Những thực phẩm này cung cấp protein, sắt và kẽm. Người mẹ có nhu cầu protein nhiều hơn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa). Bình thường, một người trưởng thành cần 1g/kg và khi mang thai, sản phụ nên bổ sung 15g/ngày để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

- Sữa, sữa chua và pho mát: Nhóm thực phẩm này giàu protein, calcium, phốt pho và vitamin. Khi mang thai, người mẹ cần bổ sung một trong số những thực phẩm này mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng canxi cơ thể cần. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng sản phẩm ít béo để không bị tăng cân quá nhiều.

Gợi ý giúp chị em kiểm soát cân nặng khi mang thai

Bà bầu cần ăn uống hợp lý để không tăng cân quá nhiều (Ảnh: Internet)

- Hoa quả: Vitamin A, C, kali và chất xơ có nhiều trong các loại hoa quả. Đặc biệt, các loại quả như cam, nho, chanh và quả mọng (mâm xôi, việt quất...) cung cấp hàm lượng vitamin C cao nhất. Mẹ bầu có thể dễ dàng làm phong phú thực đơn hoa quả mỗi ngày, ví dụ như: nước ép hoặc quả tươi cho bữa sáng, quả tươi hoặc quả sấy khô cho bữa xế (ăn vặt), salad hoa quả vào buổi trưa và nấu món ăn với hoa quả cho bữa tối.

- Rau, củ: Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu là cần lựa chọn những loại rau, củ tươi, sạch để sử dụng mỗi ngày. Rau bina, cà rốt, khoai lang, ngô, đậu Hà Lan và khoai tây chứa nhiều vitamin A, C, folate và khoáng chất như sắt, magie, chất xơ... giúp giảm táo bón ở phụ nữ mang bầu.

- Chất béo, dầu và đồ ngọt: Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng vì nhóm thực phẩm này có hàm lượng calories thấp, ít vitamin và chất khoáng. Chất béo không nên vượt quá 30% lượng calories mỗi ngày. Mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm ít béo.

- Thực phẩm giàu sắt: Khi mang thai, không ít mẹ bầu gặp tình trạng thiếu máu hoặc sắc mặt xanh xao (nguyên nhân thiếu máu có thể do tiền sử trước khi mang thai, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng...). Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên phụ nữ nên bổ sung sắt ngay cả khi chưa có bầu bằng những loại thực phẩm như thịt nạc, nho và mận khô, đậu nành (và sản phẩm từ hạt đậu). Bên cạnh đó, mẹ bầu không quên sử dụng thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

- A-xít Folic: Khi mang thai, người mẹ cần gấp đôi lượng folate (a-xít folic hoặc folancin). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung a-xít folic giúp giảm dị tật thai nhi. a-xít folic có nhiều trong gan, các loại rau lá xanh.

Dưới đây là một thực đơn tham khảo cho mẹ bầu theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ:

Gợi ý giúp chị em kiểm soát cân nặng khi mang thai


Gợi ý giúp chị em kiểm soát cân nặng khi mang thai


Gợi ý giúp chị em kiểm soát cân nặng khi mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!