Hắt hơi sổ mũi khi thời tiết thay đổi phải làm sao?

Tủ Thuốc Gia Đình - 04/29/2024

Đường hô hấp là nơi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như hít thở, ăn uống, phát âm... Trong thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh, bệnh lý về đường hô hấp tăng cao, bắt đầu với các triệu chứng hắt xì, sổ mũi, ngạt mũi... Phải làm thế nào khi hắt xì sổ mũi khi thời tiết thay đổi?

Đường hô hấp là nơi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như hít thở, ăn uống, phát âm... Trong thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh, bệnh lý về đường hô hấp tăng cao, bắt đầu với các triệu chứng hắt xì, sổ mũi, ngạt mũi... Phải làm thế nào khi hắt xì sổ mũi khi thời tiết thay đổi?

Nguyên nhân của triệu chứng hắt hơi sổ mũi

Theo bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, những lúc giao mùa là thời điểm sức đề kháng của cơ thể yếu, đặc biệt là ở trẻ em và những người lớn tuổi, gây ra một số bệnh trong đó có các bệnh lý đường hô hấp. Bệnh đường hô hấp có hai loại là bệnh đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) và bệnh đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi)

Trong mùa nắng, bệnh lý đường hô hấp thường phát sinh do khói bụi, khi hít thở. Hơn nữa, thời tiết nắng nóng thích hợp cho sự sinh sôi phát triển của vi trùng, vi khuẩn, gây ra những bệnh lý viêm đường hô hấp do vi khuẩn, thường gọi là viêm nhiệt.

Trong mùa lạnh, thường mắc những bệnh lý đường hô hấp do siêu vi trùng gây ra.

Hắt hơi sổ mũi khi thời tiết thay đổi phải làm sao?

Phải làm thế nào khi bị hắt hơi, sổ mũi?

Bác sĩ Phúc lưu ý, cần xác định rõ nguyên nhân gây viêm đường hô hấp để có biện pháp điều trị đúng. Với những viêm đường hô hấp do vi khuẩn, phải sử dụng kháng sinh để điều trị hiệu quả. Với nhóm bệnh nên nhân do siêu vi thì không cần sử dụng kháng sinh.

"Không ít bệnh nhân thường có suy nghĩ khi bị ho hay sổ mũi thì cần phải mua kháng sinh về dùng. Trên thực tế đây là một quan niệm sai lầm", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.

Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định sẽ gây ra hiện tượng nhờn kháng sinh, dẫn đến việc sau này phải sử dụng kháng sinh liều cao và mắc tiền hơn. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp như viêm đường hô hấp do siêu vi thì việc dùng kháng sinh chỉ làm bệnh nhân tốn chi phí không cần thiết mà không mang lại hiệu quả.

Để phân biệt viêm đường hô hấp trên là do vi khuẩn hay siêu vi cần để ý đến những triệu chứng bệnh. Bệnh do vi khuẩn có triệu chứng sổ mũi có nước màu vàng, xanh, khạc đờm xanh. Bệnh do siêu vi khởi phát với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nước trong, chảy mũi, ho đờm kèm theo sốt hoặc đau họng, ngứa mắt...

Theo bác sĩ Phúc, thông thường bệnh viêm mũi xoang, viêm hô hấp trên do siêu vi, vi rút kéo dài vài ba ngày và chỉ cần dùng những loại thuốc cảm thông thường có bán trên thị trường thì sẽ khỏi. Trong giai đoạn này không nên tự ý dùng kháng sinh. Nếu bệnh kéo dài từ 4 ngày trở lên, các triệu chứng kể trên không hết hoặc nước mũi/đờm chuyển sang xanh, vàng thì đó là do hiện tượng bội nhiễm, khi ấy cần phải đi khám các bác sĩ chuyên khoa.

Một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt trong mùa lạnh

- Phải chú ý giữ ấm, mặc áo ấm, áo cao cổ khi trời lạnh, nên có khăn choàng cổ, nhất là với trẻ em.

- Nếu ở trong phòng lạnh, không để nhiệt độ quá 28o C và nên để một thau nước để tạo độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Nhiệt độ và độ ẩm rất cần thiết cho các niêm mạc đường hô hấp. Nếu không khí lạnh mà không có độ ẩm phù hợp thì sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp và xảy ra các triệu chứng hắc hơi, sổ mũi, ho...

- Dùng những thức ăn có nhiều vitamin C để tạo sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, rau cải, cà chua...

- Nên mang khẩu trang khi ra ngoài trời.

Hắt hơi sổ mũi khi thời tiết thay đổi phải làm sao?

Khi uống kháng sinh cần lưu ý

- Sử dụng kháng sinh đúng theo mức độ bệnh

- Phải sử dụng đúng liều, ở trẻ em thì phải tùy theo cân nặng, trọng lượng của cơ thể để dùng phù hợp. Một số cha mẹ có hiểu sai rằng liều dùng của trẻ em bằng 1⁄2 người lớn. Cần hiểu rằng, trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ.

- Dùng kháng sinh phải đúng thời gian, không được lạm dụng, thông thường từ 1 tuần đến 2 tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh lý.

Khi bị sổ mũi, nghẹt mũi nên sử dụng các dung dịch nước muối sinh lý, dạng nhỏ hoặc dạng xịt, có loại đẳng trương (9/1000) và ưu trương (đã ghi rõ trong nhãn mác) để rửa mũi. Dung dịch nước muối ưu trương thì hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Dung dịch đẳng trương hiệu quả trong làm loãng dịch tiết trong mũi và bệnh nhân có thể xì mũi dễ dàng.

Nước muối sinh lý (đặc biệt là đẳng trương) có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ, không nguy hại, làm tốt cho niêm mạc mũi. Nước muối sinh lý góp phần làm loãng dịch xúc tiết, giúp lông chuyển hoạt động mạnh hơn, đẩy những dịch tiết hoặc bụi bặm ra phía ngoài.

Cần lưu ý, khi xì mũi, phải biết xì đúng cách. Việc xì mũi giúp ngăn ngừa viêm xoang hoặc nước mũi sẽ chảy xuống họng, thanh quản, gây viêm phế quản trong mùa lạnh. Nếu không xì mũi đúng cách có thể lan bệnh đến các vùng như xoang hoặc tai vì tai mũi họng thông nhau. Nên bịt ngón tay một bên mũi và hỉ ra nhẹ nhàng.

Xem thêm:

  • Ung thư từ một cái hắt hơi và cách phòng tránh
  • Hắt xì hơi liên tục có phải mang dấu hiệu của bệnh gì không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!