Mọi chuyện sẽ thật hoàn hảo nếu như bạn có thể xỏ lỗ tai và dành cả quãng đời còn lại để đeo những đôi bông tai dễ thương. Thực tế thì đôi khi có thể những chiếc khuyên đó khiến bạn bị nhiễm trùng tai và không thể đội mũ trùm đầu… cũng như những ảnh hưởng đáng sợ khác.
Trong trường hợp bạn cảm thấy việc xỏ khuyên tai hàng ngày để lại cảm giác bất thường ở tai mà không phân biệt được sự khác nhau như kích ứng nhỏ, nhiễm trùng toàn thân… thì những chia sẻ thông qua hình ảnh cụ thể dưới đây của BS chuyên khoa hàng đầu về tai mũi họng như Kenneth A. Kaplan và Allergy Associates (New Jersey), Leila Mankarious (chuyên gia tai mũi họng tại Massachusetts Eye and Ear) sẽ hữu ích với bạn:
Xỏ khuyên gây nhiễm trùng tai như thế nào?
Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng nhiễm trùng tai sau khi xỏ khuyên. Nó thường xảy ra do một trong 2 lý do chính, hoặc vị trí xỏ không được khử trùng đầy đủ trước khi xỏ, hoặc bạn không quan tâm đến lỗ xỏ sau khi bạn được xỏ khuyên.
Chạm vào lỗ xỏ khuyên nhiều lần, trong khi đây vẫn là vết thương hở mới, cũng có thể khiến chúng tiếp xúc với vi khuẩn từ tay truyền lên, gây nhiễm trùng tai.
Có phải chỉ xỏ lỗ tai mới bị nhiễm trùng tai?
BS Kaplan nói rằng hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xảy ra trong tuần đầu tiên sau khi xỏ lỗ, nhưng có thể phát sinh sau đó.
Nhưng các triệu chứng nhiễm trùng sẽ không xuất hiện ngay khi lỗ xỏ khuyên của bạn tiếp xúc với vi khuẩn. 'Đáng ngạc nhiên, nhiễm trùng tai do xỏ khuyên thường không xảy ra cho đến 3-7 ngày say khi xỏ vì vi khuẩn cần thời gian để sinh sôi, nảy nở', TS Mankarious nói.
Xỏ lỗ tai có nguy cơ nhiễm trùng ở vị trí nào nhất?
Bạn có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ đâu. Khuyên đi qua sụn tai có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn nhiễm trùng qua thùy tai hoặc các mô mềm ngay phía trên thùy.
TS Mankarious nhận định: 'Nhiễm trùng xuyên thấu rất có thể xảy ra ở những khu vực được cấp lượng máu thấp và sụn nổi tiếng là nguồn cung cấp máu thấp. Nhiễm trùng sụn có thể đặc biệt nguy hiểm chỉ vì lý do đó'. Nói cách khác, rất khó tạo kháng thể đến được vị trí nhiễm trùng khi nó ở trong sụn của bạn, từ đó tạo cơ hội cho sự lây nhiễm vi khuẩn nhiều hơn.
Có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tai do xỏ khuyên bằng cách nào?
Điều quan trọng nhất là chọn một cửa hàng xỏ khuyên an toàn, vệ sinh. Nói chung, một người có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thực hiện xỏ khuyên với danh tiếng tốt thì càng tốt, tỷ lệ cược về kết quả thuận lợi sẽ cao hơn.
TS Kaplan khuyên trước khi xỏ khuyên hãy tìm đọc đánh giá về nơi bạn định làm và đọc kỹ các thông số trên khuyên tai để phòng tránh những điều bất thường. Nếu bạn đi vào một cửa hàng xỏ khuyên và có vẻ như nó không sạch sẽ hoặc bạn chỉ cần nhận được một cảm giác không yên tâm, tốt nhất hãy rời khỏi đó và tìm đến một nơi khác xem sao.
Điểm xỏ khuyên cũng là vấn đề bạn cần cân nhắc. Chuyên gia cho rằng, không có bác sĩ nào khuyên bạn nên xỏ khuyên qua sụn tai. Tất nhiên là bạn có thể xỏ khuyên theo lựa chọn vị trí bạn thích. Sau đó, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn chăm sóc thật sự cẩn trọng để tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Vậy, nếu bị nhiễm trùng tai nhẹ thì sẽ như thế nào?
BS Kaplan cho biết nhiễm trùng tai nhẹ sẽ có những dấu hiệu như tai sưng đỏ, cảm giác châm chích. Nếu bị nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà, có thể quay lại nơi xỏ khuyên (tất nhiên phải đảm bảo nơi này uy tín khi xỏ khuyên để nhận được hướng dẫn cụ thể.
Thông thường, bạn chỉ cần làm sạch tai ít nhất 3 lần mỗi ngày bằng hydro peroxide hoặc rượu, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ như Bacitracin, Neosporin hoặc Triple Ointment trong ít nhất một tuần.
Nhiễm trùng tai nghiêm trọng sẽ như thế nào?
Nhiễm trùng tai nặng thường có biểu hiện đau đỏ tai, đau nhói, chảy máu, sưng phù. Nếu tình trạng đỏ, đau nhức kèm theo sốt thì có thể bạn đang bị viêm mô tế bào, dị ứng với khuyên xỏ tai…
Điều đáng nói là với những bác sĩ không đúng chuyên môn, rất khó để tìm ra sự khác biệt. Do đó, tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ tai mũi họng để thăm khám.
Điều trị nhiễm trùng tai như thế nào?
Nếu bạn nghĩ mình phải gặp bác sĩ, tốt nhất là gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Bạn có thể cần thuốc kháng sinh đường uống và điều trị khối áp xe nếu có.
Nếu bạn bị nhiễm trùng nặng hoặc liên quan đến sụn tai, bạn có thể sẽ cần phải loại bỏ việc xỏ khuyên tai. 'Vị trí xỏ cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục trước khi bạn muốn làm đẹp', chuyên gia giải thích. Nếu không, rất có thể bạn sẽ phải nhập viện để dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, can thiệp phẫu thuật để dẫn lưu mủ hoặc cắt bỏ một phần tai…
'Bị nhiễm trùng tai không có nghĩa là bạn không thể xỏ khuyên trở lại. Bình tĩnh chữa khỏi bệnh và sau đó bạn sẽ tha hồ đeo các loại khuyên mình thích' là lời nhắn nhủ của giới chuyên gia.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!