Hậu quả nặng nề do thoát vị đĩa đệm cột sống

Cần biết - 11/24/2024

Đĩa đệm là một khoang giữa 2 đốt sống gồm vòng sợi, nhân nhầy và mâm sụn của 2 đốt sống trên và dưới.

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là khi đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí của nó hay bị vỡ ra hoặc thành phần mềm bên trong nhân đệm bị thoát ra ngoài. Bệnh dễ gây nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.

Vì sao thoái hóa đĩa đệm?

Các đĩa đệm thay đổi theo những cách có thể gây ra bệnh đĩa đệm thoái hóa, chẳng hạn như:

Khô: Khi sinh ra, các đĩa ở cột sống của bạn chủ yếu được tạo thành từ nước. Khi bạn già đi, chúng sẽ mất nước và trở nên mỏng và phẳng hơn. Các đĩa đệm trở nên phẳng do đó chức năng đệm giữa các đốt sống sẽ giảm, không thể hấp thụ các sốc ở cột sống mà do các sinh hoạt gây ra. Điều này có thể gây đau lưng hoặc vùng cột sống cổ.

Vỡ đĩa đệm: Sự căng thẳng của các chuyển động hằng ngày và những chấn thương nhỏ qua thời gian có thể gây ra những chấn thương nhỏ ở vòng bao bên ngoài, nơi gần các dây thần kinh. Bất kỳ tổn thương nhỏ ở dây thần kinh có thể trở nên đau đớn. Và nếu vòng bao đĩa đệm bị vỡ, lõi mềm của đĩa có thể xuyên qua các vết nứt. Đĩa có thể phình ra hoặc trượt ra khỏi vị trí được gọi thoát vị. Nó có thể làm ảnh hưởng đến rễ thần kinh gần đó.

Hậu quả nặng nề do thoát vị đĩa đệm cột sống

Tư thế bê vác đúng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.

Những hệ lụy

TVĐĐ chèn ép động mạch sống gây nên tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não, hình thành hội chứng thiếu máu não cục bộ sau những cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời liên tiếp.

TVĐĐ chèn ép cả hệ thần kinh giao cảm cổ, gây nên hội chứng giao cảm cổ sau rất phức tạp về triệu chứng lâm sàng như đối với tim và các nội tạng khác.

TVĐĐ chèn ép các rễ thần kinh chạy từ tủy sống ra để chi phối thần kinh cho các khu vực đai vai và hai tay. TVĐĐ chèn ép rễ thần kinh cổ 2, 3 gây đau dây thần kinh chẩm lớn ở phía sau đầu. Tủy sống bị chèn ép sẽ gây rối loạn vận động tay chân. Trường hợp TVĐĐ lớp, nhiều tầng còn gây nên liệt nửa người hoặc liệt hai chân.

Cách phát hiện sớm

TVĐĐ cột sống cổ thường gặp là TVĐĐ ở vị trí sau - bên nên gây chèn ép rễ thần kinh, gây đau đớn với tư thế sai lệch cột sống cổ. Do bị chèn ép nên có thể đau một rễ hay nhiều rễ, phần lớn ở một bên, có khi ở cả hai bên cổ.

Ngoài ra, TVĐĐ còn gây nên hội chứng tủy sống, là biến chứng quan trọng nhất do cột sống cổ bị chèn ép. Bệnh tiến triển từ từ, thường dễ bỏ qua vì có nhiều triệu chứng của những tổn thương cấu trúc khác che khuất.

Trong giai đoạn quá độ chuyển sang mạn tính, người bệnh bị rối loạn dáng đi và thất điều (là rối loạn vận động do khả năng phối hợp vận động các động tác giữa các cơ ở chi dưới gây tổn thương 2 bó dọc sau của tủy sống chèn ép).

Điều trị và dự phòng TVĐĐ cột sống

Khi đã xác định bệnh, người bệnh cần được điều trị bảo tồn nội khoa đúng cách như sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, chống thoái hóa rễ - dây thần kinh, điều hòa tuần hoàn não, trấn tĩnh thần kinh... điều trị bằng các phương pháp trấn tĩnh tại chỗ, đeo đai, kéo giãn cột sống cổ tại cơ sở chuyên khoa.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể được điều trị bằng phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả. Điều trị phục hồi chức năng tại cơ sở chuyên khoa.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để dự phòng cần có phong cách sinh hoạt đúng: tránh ngồi, cúi quá lâu một tư thế. Cần có bản tựa đầu và lưng, nhất là khi ngồi tàu xe đường dài. Tránh các động tác vận động đột ngột và quá mạnh. Bàn ghế làm việc phải thích hợp, tránh dùng bàn quá thấp, ngồi lâu ở tư thế không đổi. Khi nằm, tránh để tư thế quá ưỡn hoặc cúi gấp cổ. Cần có gối đầu với độ dày thích hợp.

Đối với nghề nghiệp buộc phải ở tư thế bất lợi, cần có thời gian nghỉ sau 1 - 2 giờ bằng cách vận động cột sống cổ và lưng nhẹ nhàng về các phía. Tránh các chấn thương vào đầu và cột sống cổ.

Các nghề buộc phải bưng vác hay dùng đầu đội vật nặng được coi như vi chấn thương đều làm tăng tốc độ quá trình thoái hóa cột sống rồi sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!