Đã từ lâu, nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu không chỉ cho dân nhậu mà còn trở thành thực phẩm 'đại bổ' cho các bà nội trợ. Quan niệm dân gian 'ăn gì bổ nấy' dường như đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Việt Nam nên chúng ta cũng không mấy ngạc nhiên khi một bà mẹ mua óc lợn về để con thông minh hơn. Thực tế đã có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi ăn nội tạng động vật không hợp vệ sinh nhưng dường như thói quen này vẫn thâm căn cố đế trong đầu óc một bộ phận không nhỏ người dân.
Gần đây, vụ hơn 100 công nhân ở khu công nghiệp Long Hậu (tỉnh Long An) bị ngộ độc do ăn cháo lòng đã rấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung cũng như vấn đề sử dụng nội tạng làm thức ăn nói riêng.
Dưới đây là một số khuyến cáo xung quanh vấn đề nói trên.
Giá trị dinh dưỡng thấp
Nội tạng động vật có nhiều cholesterol không tốt cho hệ tim mạch (Ảnh minh họa: Internet)
Ở các nước phương Tây, nội tạng động vật là thành phần chủ yếu của thức ăn gia súc hoặc để tiêu hủy làm phân bón vì nó thực sự không mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Nói nội tạng động vật không mang giá trị dinh dưỡng thì thật sai lầm bởi trong tim chứa rất nhiều sắt rất tốt cho người thiếu máu; óc là nguồn cung cấp vitamin B12 và vitamin C; gan, thận chứa nhiều vitamin tan trong chất béo… Tuy nhiên, một điểm chung ở nội tạng động vật là chứa hàm lượng cholesterol xấu rất cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì cũng như các chứng bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, gút, huyết áp cao…
Minh chứng cụ thể có thể kể đến là não lợn. Trong 100g não lợn dư thừa hơn 8 nhu cầu về cholesterol hàng ngày cho cơ thể (theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, một người khỏe mạnh chỉ nên ăn 250-300mg cholesterol/ngày). Điều này tương tự với việc, nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng đến 8 lần nếu 'nếm thử' 100g óc lợn.
Nguy cơ bệnh tật từ nội tạng không hợp vệ sinh
Nội tạng động vật tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật rất nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet)
Nội tạng động vật không hợp vệ sinh là nguồn 'nuôi' nhiều loại vi khuẩn, vi-rút gây hại, thậm chí chúng ta dễ bị nhiễm các loại giun sán khi ăn những thực phẩm này. Ví dụ, bệnh bò điên rất dễ lây nhiễm sang người nếu ăn óc bò bị nhiễm bệnh.
Ăn gan động vật được chăn nuôi bằng thức ăn hỏng, hết hạn sử dụng, nấm mốc thì chúng ta rất dễ bị bệnh ung thư gan.
Trong nội tạng lớn, nhất là máu, chứa nhiều liên cầu khuẩn có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, trong ruột, dạ dày, tá tràng… của một số loại động vật là nguồn lây nhiễm vi khuẩn E.coli gây bệnh tả, tiêu chảy, thương hàn…
Không chỉ có vậy, nội tạng động vật còn có thể tăng nguy cơ lây lan các bệnh đặc biệt nguy hiểm như bệnh than, lợn đóng dấu…
Một số 'gạch đầu dòng' nếu ăn nội tạng động vật
Chỉ ăn nội tạng động vật có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình.
Theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chúng ta vẫn có thể ăn nội tạng nhưng chỉ ăn với số lượng hạn chế. Cụ thể là người trẻ tuổi nên dừng lại ở mức 2-3 lần/tuần, tương đương khoảng 50-70g nội tạng mỗi lần; trẻ em chỉ nên dừng lại ở mức 30-50g/lần và khoảng 2 lần/tuần; người già, người thừa cân hay mắc các bệnh tim mạch không nên ăn những thực phẩm này.
>>> Xem thêm: Hơn 100 công nhân bị ngộ độc cháo lòng
Ngọc Luyện (TH)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!