Vắt sữa luôn là điều tôi thấy phiền phức. Tôi nghĩ rằng chẳng ai thích vắt sữa cả. Là một người mẹ với cơ địa ít sữa, những nỗ lực vắt sữa mà tôi bỏ ra hiếm khi được đền đáp với lượng sữa nhiều hơn 60-90ml/lần. Tình trạng ít sữa như vậy thực sự khiến tôi chán nản, cả về thể chất và tinh thần.
Nỗ lực đầu tiên của tôi khi bắt đầu nuôi con nhỏ gần như thất bại khi cơ thể tôi không thể tiết sữa trong 3 tuần sau khi sinh. Tôi đã dành một vài tháng đầu tiên sau khi con trai tôi chào đời để vắt sữa với cữ 2 giờ/lần. Trải nghiệm đó khiến tôi rất mệt mỏi đến mức tôi quyết định sẽ không sinh thêm con nữa bởi tôi có cảm giác như mình là một người mẹ thất bại. May mắn thay, tôi đã thay đổi tư tưởng đó.
Vắt sữa khiến tôi rất mệt mỏi đến mức tôi quyết định sẽ không sinh thêm con nữa bởi tôi có cảm giác như mình là một người mẹ thất bại (Ảnh minh họa)
Trong các lần vắt sữa sau, tôi gặp ít khó khăn hơn nhưng thành thực mà nói, tôi vẫn không thể yêu thích việc vắt sữa được. Bầu ngực tôi trở nên mềm hơn và vừa vặn với dụng cụ vắt sữa. Nhưng những tiếng ì ì của máy vắt sữa luôn khiến tôi ấm ảnh những đêm lạnh lẽo, cô đơn tôi phải ngồi vắt sữa một mình. Cùng với đó là những lần vắt sữa, tiếng con nhì nhèo không ngừng đòi tôi chơi cùng, tôi căng thẳng đến mức nguồn sữa cứ giảm dần đi.
Với hy vọng sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, tôi đã thuê một chuyên xoa bóp ngực người Trung Quốc đến nhà hỗ trợ. Cô ấy trải lên giường tôi vài tấm thảm, yêu cầu tôi nằm xuống và cẩn thận đắp cho tôi vài cái chăn ấm áp rồi bắt đầu xoa bóp từng bên ngực. Quá trình xoa bóp đó kéo dài tới gần hai giờ đồng hồ.
Khi xoa bóp cho tôi, cô ấy quan sát nơi sữa bị tắc, vùng ngực sung tấy và lượng sữa dự phòng trong mỗi bầu ngực. Thậm chí, cô ấy còn phân tích các tia sữa từ núm vú của tôi. Tôi rất ngạc nhiên khi cô ấy có thể vắt được một lượng 120-150ml sữa, mặc dù tôi vừa mới vắt sữa trước đó chỉ khoảng 30 phút.
Cô ấy giải thích rằng các dụng cụ vắt sữa, thậm chí là loại vừa khít với bầu ngực không có nhiều hiệu quả trong việc hút sữa, vì vậy quan trọng là tôi cần được xoa bóp sau mỗi lần cho con bú để duy trì được nguồn sữa dồi dào.
Thực tế đã chứng minh những gì chuyên gia này nó. Làm theo lời khuyên của cô ấy, tôi đã có thể duy trì được đủ nguồn sữa cho con bú. Lần đầu tiên từ khi tôi có trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ với việc vắt sữa, tôi đã có thể hút được nhiều sữa hơn tất cả những lần trước đây. Nhưng tôi vẫn ghét vắt sữa và mẹ chồng người Trung Quốc của tôi lại không muốn dùng sữa đông lạnh.
Tối đó, khi đang mang sữa được vắt xuống tầng cho con, một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi: tôi sẽ không vắt sữa nữa, chỉ cho con bú trực tiếp thôi.
Lần đầu tiên trong đời, tôi đã có đủ sữa cho con bú khi con bé đói. Tôi thấy thoải mái hơn rất nhiều khi phải hì hục dùng máy vắt sữa cho con (Ảnh minh họa).
Tôi nhớ lại những chú bò tôi từng cho uống sữa khi tôi còn là một đứa trẻ ở miền quê nước Đức. Và tôi đã thực hành một kỹ thuật rất đơn giản. Trước mỗi lần cho con bú, tôi bắt đầu bằng những động tác như nhẹ nhàng đung đưa bầu ngực, sau đó tôi ấn nhẹ ngực xuống, nhớ túm chặt lấy đầu ngực để sữa không bị bắn tung tóe ra. Tôi thường mất 1 phút để bắt đầu các động tác "khởi động" này, nhưng sau đó bạn sẽ thấy những dòng sữa thơm mát chảy ra khắp nơi.
Khi đã thành thạo với kỹ thuật này và thấy lượng sữa tăng lên đáng kể, tôi đã có thể thoát khỏi việc vắt sữa. Nếu phải đi công tác ở Los Angeles, tôi không còn phải mang theo túi vắt sữa và túi đá lỉnh kỉnh nữa. Thay vào đó, tôi chỉ cần đơn giản cầm lấy bình sữa, dùng tay bóp nhanh bầu ngực là có thể có sữa và chuyển về nhà kịp thời cho con uống. Đôi lúc, tôi phải vào phòng vệ sinh trong thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi để bóp bớt sữa tiết ra.
Thật tuyệt vời! Phương pháp này không chỉ giúp tôi có nhiều sữa hơn, mà còn giúp ngăn chặn tình trạng tắc mạch sữa và bầu ngực sưng tấy mà tôi gặp phải mỗi khi tôi không kịp vắt sữa hoặc khi con tôi ngủ qua đêm.
Lần đầu tiên trong đời, tôi đã có đủ sữa cho con bú khi con bé đói. Tôi thấy thoải mái hơn rất nhiều khi phải hì hục dùng máy vắt sữa cho con. Nếu các mẹ có vấn đề với nguồn sữa cho con bú, hãy thử cách của tôi xem có hiệu quả không nhé.
Jenifer Thomé là một bà mẹ, tác giả, nhà báo và nhà phát ngôn cộng đồng. Cô có chuyên môn về truyền thông, sinh học, tâm lý học, và thường xuyên viết bài về các vấn đề đó. Jennifer cũng có nhiều bài bái về văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, cô cũng dành thời gian rảnh để phát triển các công thức nấu ăn mới và lên kế hoạch cho các chuyến du lịch ẩm thực tới Trung Quốc.
Nguồn: Mom
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!