Sushi là món ăn nổi tiếng tại Nhật Bản. Tại Mỹ, sushi trở nên phổ biến kể từ cuối những năm 1970. Sushi thường bị nhầm lẫn ‘sashimi’ (là loại cá sống thái lát). Sushi được làm từ gạo dẻo nấu thành cơm trộn với mè trắng và một ít dấm, kết hợp với các thành phần khác, bao gồm cả cá sống. Ngày nay, trên thế giới sushi đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Kéo theo đó, mối quan tâm về nguy cơ nhiễm trùng từ việc ăn sushi cũng như cá sống ngày càng gia tăng.
Những nguy cơ mắc bệnh khi ăn cá sống
Anisakis và ký sinh trùng khác
Giun Anisakis là loại giun tròn ký sinh ở những động vật biển và có hình thể gần giống như giun đũa. Nhiễm khuẩn ở người do giun Anisakis khi ăn cá sống hoặc thức ăn chưa nấu chín. Khi người ăn phải các loại hải sản còn sống, chưa được nấu chín kỹ như đã nêu có thể nhiễm loại giun này, dẫn đến đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa trong vài giờ sau nhiễm. Triệu chứng này giống với viêm ruột thừa hoặc các bệnh dạ dày khác. Nếu giun không bị ho ra hay ói ra, ấu trùng giun có thể chui vào thành ruột và gây phản ứng miễn dịch tại chỗ. Những con giun cuối cùng sẽ chết và bị đào thải bởi hệ miễn dịch. Trong trường hợp nặng hơn, phải loại bỏ giun bằng phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật để giảm đau. Trường hợp gây sốc phản vệ thường hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
Ảnh minh họa
Khuẩn Vibrio
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xuất hiện khi ăn cá và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu. Nhiễm vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, sốt và ớn lạnh. Trường hợp nhiễm trùng thường là tự khỏi và không cần thuốc kháng sinh.
Một loại vi khuẩn Vibrio khác tên là Vibrio vulnificus, đã được tìm thấy trong sò, nghêu, cua. Ở người khỏe mạnh, nhiễm vi khuẩn này có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, nhưng ở những người bị bệnh gan hoặc hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn có thể vào trong máu, gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.
Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn Vibrio vulnificus thường là rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Các vi khuẩn này thường liên quan đến nhiễm trùng vết thương do vết thương hở tiếp xúc với nước chứa vi khuẩn. Ví dụ như vết xước khi mở hàu hoặc làm việc trên tàu. Những loại nhiễm trùng vết thương này là nghiêm trọng nhất ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
Đối tượng nào không nên ăn cá sống?
Những người bị rối loạn chức năng gan hoặc hệ miễn dịch suy giảm (trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai) có nguy cơ cao bị các hậu quả nặng nề khi nhiễm bệnh. Do vậy, nên thận trọng khi ăn sushiđể đảm bảo sức khỏe.
>> Xem thêm: Sán dây làm tổ khắp người vì ăn sushi
Mai Hồ (Theo infectiousdiseases)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!