Hiến máu nhân đạo: Những điều bạn cần biết? (P2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Ngày 7/4 mỗi năm, mọi người lại cùng chung tay hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên, bạn cần trang bị những kiến thức nào trước khi hiến máu?

Ngày 7/4 mỗi năm, mọi người lại cùng chung tay hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên, bạn cần trang bị những kiến thức nào trước khi hiến máu?

Sau khi đã tìm hiểu phần 1, hãy cùng đến với phần 2 những điều cần biết khi hiến máu nhân đạo bạn nhé.

Quy trình hiến máu

Quy trình hiến máu cần thông qua thủ tục sau: đăng ký, đánh giá tiêu chuẩn cần thiết để hiến máu, hiến máu và nhận quà dinh dưỡng sau khi hiến tặng (thường là thực phẩm miễn phí). Mặc dù quy trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc có thể mất một giờ hoặc hơn nhưng quá trình hiến máu thường chỉ mất 10 phút.

Địa điểm

Bạn có thể tìm một địa điểm hiến tặng máu dưới sự quản lý của Hội Chữ thập Đỏ, nơi thu nhận khoảng 45% lượng máu trên cả nước.

Ăn mặc phù hợp

Bạn không nên mặc áo tay dài và áo cổ lọ. Hãy chắc chắn rằng trang phục bạn mặc thuận lợi cho quá trình lấy máu từ cánh tay.

Chế độ ăn hợp lý

Bạn nên uống nhiều nước thay vì ăn nhiều. Chế độ ăn uống hợp lý trước khi hiến máu giúp bạn tránh cảm giác chóng mặt khi đang hiến máu, tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo trước khi hiến tặng vì chất béo có thể ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm máu. Thay vào đó, bạn cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt vài tuần trước khi hiến máu.

Mang theo giấy chứng minh nhân dân

Bạn cần mang theo giấy phép lái xe hoặc các loại giấy tờ khác để nhận diện. Nếu trước đây bạn đã hiến máu nhiều lần thì chỉ cần mang theo sổ hiến máu cá nhân là được;

Tư thế ngồi trong hiến máu

Thường bạn sẽ được hiến máu ở tư thế ngồi hoặc nằm, quá trình lấy máu sẽ do cán bộ y tế có trình độ chuyên môn thực hiện. Quá trình lấy máu kéo dài khoảng 8−10 phút;

Băng bó

Sau khi hiến tặng, người hiến tặng nên giữ cố định miếng băng gạc trong vòng ít nhất 5 giờ. Nếu bạn bắt đầu chảy máu, hãy nâng cánh tay lên cao khỏi đầu cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu vùng da đâm kim bị bầm đen bạn có thể chườm đá trong 24 giờ đầu tiên. Sau đó, bạn cần chườm ấm. Nếu vết bầm tím vẫn không khỏi và trở nên trầm trọng, bạn hãy liên hệ với trung tâm nơi bạn hiến tặng;

Thư giãn

Như một lời cảm ơn đến người hiến tặng, sẽ có nước trái cây và đồ ăn nhẹ miễn phí được phục vụ. Tiếp tục uống thêm chất lỏng (khoảng 4 ly) trong ngày để bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Bạn nên tránh thức uống có cồn trong ngày;

Xử lý máu được hiến tặng

Máu được vận chuyển đến phòng xét nghiệm máu địa phương. Máu này được xét nghiệm qua nhiều lần để xác định nhóm máu và xác định xem có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm hay không (bao gồm, HIV, viêm gan, giang mai và nhiều hơn nữa). Nếu có bất cứ điều gì đáng lo ngại được tìm thấy, máu hiến tặng sẽ bị loại bỏ và người hiến tặng sẽ được thông báo.

Nghỉ ngơi

Bạn cần tránh tập thể dục cường độ cao hoặc nâng nặng trong ngày hiến máu, mồ hôi và nước mắt không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Uống nhiều chất lỏng không chứa caffein và không cồn trong 24 giờ đầu tiên.

Khoảng cách giữa hai lần hiến máu

Thời gian cho phép chúng ta hiến máu lần thứ hai liên tiếp là sau 56 ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng công nghệ tách tiểu cầu để có thể được hiến tặng sau 7−14 ngày.

Khi bạn hiến máu cũng chính là lúc bạn đang cứu sống một người nào đó. Hãy mở rộng trái tim mình, hiến máu nhân đạo để mang lại cuộc sống bình thường cho những người gặp nạn, lâm nguy bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hiểu đúng về cơ chế tái tạo máu và nguyên tắc truyền máu
  • Bạn phát hiện tinh dịch có máu?
  • Bạn biết gì về máu?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!