Hiện tượng nổi mề đay ban đêm

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa hay còn gọi là bệnh phong ngứa là một biểu thị phản ứng có thời hạn của da, bệnh có các đặc điểm nổi bật là bề mặt da xuất hiện nhiều mảng sung mầu đỏ, ngứa... Những trường hợp bị nổi mề đay vào buổi tối, nổi mề đay ban đêm khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và rất bất tiện trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và giải pháp nào cho hiện tượng nổi mề đay ban đêm, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa hay còn gọi là bệnh phong ngứa là một biểu thị phản ứng có thời hạn của da, bệnh có các đặc điểm nổi bật là bề mặt da xuất hiện nhiều mảng sung mầu đỏ, ngứa... Những trường hợp bị nổi mề đay vào buổi tối, nổi mề đay ban đêm khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và rất bất tiện trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và giải pháp nào cho hiện tượng nổi mề đay ban đêm, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Hiện tượng nổi mề đay ban đêm

Nguyên nhân nổi mề đay ban đêm

Hiện nguyên nhân nổi mề đay ban đêm chưa rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có vô số các loại tế bào của da như tế bào langerhans, tế bào hình thành chất sừng và tế bào lympho T... tham gia vào quá trình phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các tế bào này tiết ra các yếu tố mễn dịch có quy luật và thay đổi suốt ngày đêm, vào khoảng 7-8 giờ sáng mức độ tiết yếu tố miễn dịch tăng lên và sau 4-5 giờ chiều lại từ từ giảm xuống, lúc lượng tiết ra giảm xuống đến mức phản ứng dị ứng trong cơ thể không thể khống chế nên gây ra bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.

Hiện tượng nổi mề đay ban đêm

Bên cạnh đó, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng nổi mề đay ban đêm khác, có thể kể đến các yếu tố chủ yếu như:

- Do giường chiếu, chăn màn, quần áo chưa được vệ sinh. Chỗ ngủ hàng đêm của chúng ta có chứa rất nhiều loại vi khuẩn, bụi bẩm bám vào. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh mề đay dị ứng nếu những vật dụng quen thuộc này không được giặt sạch sẽ thường xuyên.

- Không khí ban đêm ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển

- Dị ứng do lông vật nuôi như lông chó, lông mèo hoặc do côn trùng cắn, các loại hoa nở vào ban đêm,...

- Bị nổi mề đay về đêm mẩn ngứa do nhiễm nấm: vùng da hay bị nấm nhất đó là ở chân tuy nhiên những bộ phận khác vẫn có nguy cơ nhiễm cao. Muốn trị nấm triệt để thì ngoài việc bôi thuốc cần chú ý vệ sinh thân thể và chỗ ở thật sạch sẽ.

- Nổi mề đay về đêm cũng là triệu chứng của một số những bệnh lý liên quan đến thận, gan, hệ tiêu hoá,... Như khi chức năng gan bị suy giảm, chất độc không được đào thải khỏi cơ thể cũng có thể gây ngứa. Hay bệnh nhân bị tiểu đường cũng có thể thường xuyên bị nổi những vết mẩn ngứa khó chịu. Đối với phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố nhiều như lúc mang thai cũng sẽ rất dễ bị nổi mẩn ngứa, phát ban.

- Do yếu tố di truyền: có bố, mẹ hay anh chị ruột có cơ địa nhạy cảm, da dễ bị dị ứng, hệ miễn dịch kém.

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc tránh thai, Penicilline, Sulfamides,...

- Do cơ thể bị nóng trong, nóng gan, thận bài tiết không tốt,...

Triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm

Do cơ thể con người còn tồn tại cơ chế tự miễn dịch có thể khống chế, điều tiết các phản ứng nên bệnh nổi mề đay về đêm không nghiêm trọng bằng nổi mề đay cấp tính. Do đó đừng quá lo lắng vì bệnh có thể sẽ lặn sau vài giờ và không để lại dấu vết gì. Nhưng dạng này lại thường xuyên tái phát. Khi tái phát bệnh có một số dấu hiệu điển hình như sau:

Sẩn phù

Những vùng da bị sẩn đỏ, phù lên, thường lan rộng, thậm chí là lan ra toàn cơ thể, với những nốt ban có hình thù khác nhau không cố định.

Ngứa

Đa số trường hợp bị nổi mề đay đều ngứa, ngứa nhiều nhưng cũng có trường hợp chỉ bị ngứa nhẹ.

Một số triệu chứng khác có thể xảy ra kèm theo như đau bụng, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim.Nổi mề đay ban đêm là biểu hiện của mày đay mạn tính gây khó chịu, bứt rứt, khó chịu và thường tái phát rất nhiều lần và kéo dài có khi lên đến vài năm.

Hiện tượng nổi mề đay ban đêm

Phòng tránh nổi mề đay vào ban đêm

Để có thể chấm dứt tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay ban đêm này, trước hết bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị ngứa và nổi mề đay.

  • Cần vệ sinh chăn mền, chỗ ngủ sạch sẽ, giữ thoáng mát cho phòng ngủ của mình.

  • Nếu đang dùng các dòng mỹ phẩm chăm sóc da bạn nên ngưng sử dụng xem thử bệnh có giảm hay không.

  • Đặc biệt, cần hạn chế việc cào xước mạnh, gãi lên vùng da bị ngứa để tránh da bị tổn thương cũng như khiến tình trạng nặng thêm.

  • Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tuy nhiên khi bị nổi mề đay hạn chế tắm, đặc biệt không nên tắm nước quá nóng.

  • Cần tránh xa các thực phẩm có khả năng gây dị ứng và nên mặc quần áo ngủ thoáng mát, rộng rãi.

  • Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh tiếp xúc môi trường nóng, lạnh đột ngột.

  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung các loại vitamin C, B1, B16, rau xanh, hoa quả.

  • Uống đủ nước để đào thải chất độc.

  • Tránh các tác nhân có thể gây bệnh như khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa...

  • Tránh thức ăn lạ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!