Hiểu rõ về Viêm khớp dạng thấp để có thể sống chung với bệnh

Y Học Cổ Truyền - 11/24/2024

Viêm khớp dạng thấp là một trong số các bệnh viêm khớp nguy hiểm hiện nay không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, khả năng vận động và còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp là một trong số các bệnh viêm khớp nguy hiểm hiện nay không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, khả năng vận động và còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tàn phế.

Hiểu rõ về Viêm khớp dạng thấp để có thể sống chung với bệnh

Vậy làm thế nào để hiểu đúng về viêm khớp dạng thấp.Bài viết dưới đây, Lily & WeCaresẽ cùng bạn tìm hiểu rõ về viêm khớp dạng thấp, nguyên nhân và cách điều trị bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng đặc biệt của viêm khớp, gây nên tình trạng sưng đau, cứng khớp. Đây là căn bệnh tự miễn khá điển hình, thường xảy ở các khớp tay, chân, gây tổn thương bao hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu vẫn là những người trên 35 tuổi. Bệnh diễn ra một cách dai dẳng, thường sẽ bị ở cả hai bên, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, phổi, mắt, dây thần kinh và các mạch máu nhỏ.

Hiểu rõ về Viêm khớp dạng thấp để có thể sống chung với bệnh

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên người bệnh rất khó phát hiện bệnh từ sớm. Nhưng phần lớn người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường có triệu chứng như sau:

- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, sút cân.

- Đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi vừa thức dậy, khiến cho người bệnh không thể vận động được ngay mà phải ngồi xoa bóp một lúc mới có thể di chuyển được. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu khá giống với các bệnh xương khớp khác nên rất dễ bị nhầm lẫn.

- Các cơn đau nhức xương khớp thường xảy ra ở hai bên đối xứng nhau như: đầu gối, bàn tay, ngón tay, bàn chân, cổ chân...

- Chỗ bị đau khớp sẽ kèm theo hiện tượng sưng tấy nhưng không đỏ.

- Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển đến giai đoạn nặng có thể gây biến dạng bàn chân, bàn tay, biến dạng khớp dẫn đến bị dính khớp, thậm chí gây tàn phế. Khi chụp X-quang sẽ thấy rõ vấn đề này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp

Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp có thể kể đến như:

Di truyền

Nếu trong gia đình có người thân bị viêm khớp dạng thấp thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường.

Virus

Cơ thể đang mắc các loại bệnh do virus, vi khuẩn, dị nguyên,... cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp.

Môi trường

Nếu thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ thất thường cũng sẽ gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

Hiểu rõ về Viêm khớp dạng thấp để có thể sống chung với bệnh

Thừa cân, béo phì

Trọng lượng quá tải cũng sẽ gây ra các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là cột sống, khớp gối, khớp háng. Bởi bộ phận này phải chịu đựng một áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể. Do đó, hầu hết các khớp đều bị ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp.

Yếu tố cơ địa

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn 2-3 lần so với nam giới. Ở phụ nữ - những người có cơ địa yếu hơn thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn. Đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh và sau mãn kinh, xương khớp bắt đầu có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.

Nghề nghiệp

Những người thường xuyên phải mang vác nặng hay phải ngồi nhiều trong tư thế khoanh chân cũng sẽ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.

Tuổi tác

Độ tuổi từ 40 – 60 là đối tượng dễ bị viêm khớp dạng thấp nhất. Tuy nhiên, cũng do yếu tố nghề nghiệp kể trên mà hiện nay bệnh viêm khớp dạng thấp đang có nguy cơ bị trẻ hóa.

Yếu tố khác

Những người vừa trải qua cơn phẫu thuật, hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải hơi thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp một số biến chứng như: khó thụ thai, bị các bệnh về tim mạch và nguy cơ tử vong là 50%.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Điều trị theo Tây y

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ và thuốc ức chế miễn dịch. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Cụ thể, điều trị viêm khớp theo Y học hiện đại được tiến hành như sau:

  • Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1:Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm như Aspirin, Cloroquin. Tiêm Hydrocortison acetat vào khớp viêm.
  • Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc chống viêm non-steroid như Aspirin, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam... theo liều lượng phù hợp. Ngoài ra, có thể dùng Corticoid liều trung bình 40mg Prednisolon/ngày theo đúng liều bác sĩ kê.
  • Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn 3:Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn này là thuốc Corticoid ở liều cao, tiêm muối vàng, dùng thuốc ức chế miễn dịch (Methotrexat, Chlorambucil, Endoxan), kết hợp lọc huyết tương để oại trừ phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu...

Hiểu rõ về Viêm khớp dạng thấp để có thể sống chung với bệnh

Điều trị theo Đông y

Trong y học cổ truyền cũng có khá nhiều vị thuốc điều trịviêm khớp dạng thấp như: quế chi, thổ phục linh, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, thạch cao, chi mẫu, đương quy, xuyên khung, gừng, phục linh,... và các loại thảo dược khác.

  • + Chúng có tác dụng giúp lưu thông khí huyết ở gân, cơ, xương, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, đả thông kinh lạc, bài trừ phong thấp, mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết can thận để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, nhằm phục hồi chức năng của các khớp xương và phòng ngừa bệnh tái phát.
  • + Các bài thuốc của Đông y đều có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Không những thế, thuốc còn giúp nâng cao thể trạng của người bệnh, giúp bạn ăn ngủ tốt hơn.
  • + Các bài thuốc nên sắc uống đủ uống trong ngày và chia làm 3 lần vào sáng, trưa, tối. Bạn nên áp dụng điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Đông y trong thời gian dài từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị không dùng thuốc

  • Khi bệnh nhân bị cứng khớp có thể áp dụng phương pháp nhiệt trị liệu bằng cách tắm bùn khoáng, đắp nóng tại khớp, sóng ngắn, siêu âm, hồng ngoại... để tăng tuần hoàn, giúp giảm đau, chống viêm, tăng khả năng nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương sụn khớp. Phương pháp này không áp dụng trong trường hợp sưng nóng, phù nề, tràn dịch khớp.
  • Sử dụng điện trị liệu bằng dòng Galvanic đơn thuần, điện di thuốc Salicylat, Hydrocortison vào khớp, điện xung, từ trường... để giảm đau, chống viêm, chống thưa xương.
  • Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu trong điều trị viêm khớp dạng thấp là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả cao. Nhờ tác động vào các huyệt và đả thông các huyệt đạo bị tắc nghẽn, giúp giảm đau, tiêu viêm một cách rõ rệt. Chữa trị theo phương pháp này cần sự kiên trì và thường xuyên phải vận động tập thể dục, như vậy mới tránh được tình trạng bị dính khớp hay sự tái phát của các cơn đau.

Hiểu rõ về Viêm khớp dạng thấp để có thể sống chung với bệnh

  • Trong quá trình điều trị, người bệnh không được ăn các loại thực phẩm như: măng, cà pháo, chuối tiêu, giá đỗ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích.Thay vào đó, bạn nên ăn đủ chất, bổ sung thêm rau củ quả, thực phẩm giàu canxi và vitamin.
  • Chú ý thường xuyên tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng tại các khớp gối, khuỷu, cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay khoảng 4-5 lần mỗi ngày. Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc hợp lý, chú ý các tư thế nằm, ngồi, đi đứng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin

Phương Hoa

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!