Hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên: Căn bệnh của thời hiện đại

Kiến Thức Y Học - 05/21/2024

Hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên có vẻ còn khác xa lạ với một số người nhưng nó lại đang là hội chứng thường trực ở rất nhiều đứa trẻ, đặc biệt là trẻ em thành phố hiện nay. Rất có thể con bạn cũng đang là một trong số những đứa trẻ đó. Vậy hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên là gì?

Hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên có vẻ còn khác xa lạ với một số người nhưng nó lại đang là hội chứng thường trực ở rất nhiều đứa trẻ, đặc biệt là trẻ em thành phố hiện nay. Rất có thể con bạn cũng đang là một trong số những đứa trẻ đó. Vậyhội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên là gì?

Hội chứng thiếu hụt thiên nhiên là gì?

Đầu những năm 1980, một nhà sinh vật học Đại học Harvard tên là Edward O. Wilson đã đề xuất một lý thuyết gọi là biophilia: rằng con người theo bản năng bị thu hút bởi môi trường tự nhiên xung quanh họ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ của thế kỉ 21, sẽ đặt câu hỏi về lý thuyết này, khi họ thấy con cái họ thể hiện một sở thích rõ ràng đối với việc ngồi trên một chiếc ghế dài trước một màn hình hơn là ra ngoài chơi. Sự hoảng loạn trên toàn quốc về việc trẻ em dành quá nhiều thời gian ở trong nhà đã trở nên cực đoan đến mức cuộc khủng hoảng có một cái tên: Hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên(Nature Deficit Disorder).

Hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên: Căn bệnh của thời hiện đại

Triệu chứng của rối loạn thiếu hụt thiên nhiên

Rụt rè trước đám đông, sợ hãi côn trùng, thừa cân, cận thị, không ham thích vui chơi ngoài trời, dành cả ngày bên máy điện tử hay smartphone...đó đều là những biểu hiện của hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên ở trẻ em thành phố. Việc gọi đó là một rối loạn có thể là chỉ là phép tu từ, nhưng rõ ràng là trẻ em đang dành thời gian đáng kể để ở bên trong hơn là bên ngoài. Ngày nay tại các thành phố lớn, nhiều đứa trẻ lớn lên với chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Một phần không nhỏ trong số đó phải đeo kính cận từ rất sớm, và không ít các em ở tình trạng thừa cân. Trung bình một đứa trẻ Mĩ được cho là dành 4 – 7 phút mỗi ngày vui chơi không có cấu trúc ngoài trời, và hơn 7 giờ một ngày ở phía trước một màn hình. Cuốn sách “Đứa trẻ cuối cùng trong tự nhiên” của phóng viên Richard Louv đã phân tích những rối loạn về thể chất và tinh thần ở trẻ em khi sống ở những nơi quá cách biệt với thế giới thiên nhiên. Trong đó có chia sẻ câu chuyện phỏng vấn một cậu bé, cậu nói rằng cậu thích chơi trong nhà nhiều hơn so với ngoài trời "bởi vì ở đó có tất cả các ổ cắm điện".

Nguyên nhân của hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên

Ở nước ta, cùng với sự đô thị hóa thiên nhiên bị chia cắt nhiều hơn, giữa thành phố nhà cửa san sát người xe tấp nập trẻ em dường như không còn không gian ngoài trời để vui chơi. Đó có phải lí do của việc một con chuồn chuồn – con vật gần gũi ngày ngày cầm nắm vui chơi của trẻ em vùng quê lại trở thành con quái vật đáng sợ với không ít trẻ em thành phố. Bên cạnh đó, việc phát triển vượt bậc của công nghệ cũng là một nguyên nhân của hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên. Nhiều đứa trẻ lớn lên với các trò chơi điện tử, với các đồ dùng công nghệ. Không còn thời gian trong con vì công việc bộn bề, nhiều cha mẹ để con tự giải trí bằng các trò chơi hay video trên internet. Trẻ em dần mất cơ hộ được tự mình khám phá cuộc sống bên ngoài thay vào đó nhận biết mọi thứ đều qua chiếc màn hình máy tính.

Hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên: Căn bệnh của thời hiện đại

Hãy tạo điều kiện để trẻ em vui chơi khám phá thiên nhiên

Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra lợi ích thậm chí cần thiết về việc dành thời gian ở ngoài trời, cho cả trẻ em và người lớn:

Xây dựng sự tự tin

Chơi trong tự nhiên có ít cấu trúc hơn rất nhiều so với hầu hết các kiểu trò chơi trong nhà. Trẻ sẽ học được cách đón nhận những điều mới lạ và tự có thái độ độc lập với chúng.

Thúc đẩy sức sáng tạo và trí tưởng tượng

Cách vui chơi phi cấu trúc này cũng cho phép trẻ em tương tác một cách có ý nghĩa với môi trường xung quanh. Chúng có thể suy nghĩ tự do hơn, tự thiết kế các hoạt động của mình, và tiếp cận thế giới theo những cách sáng tạo.

Trách nhiệm hơn

Đơn giản là học được những gì sẽ xảy ra khi chúng quên tưới nước cho cây. Từ đó học được cách đối xử đúng cách với các sự vật.

Phát triển giác quan

Louv cảnh báo khi trẻ ngày càng ít sống cuộc sống của chúng trong môi trường tự nhiên, các giác quan sẽ bị thu hẹp dần. Ví dụ khi tiếp xúc với một quả cam, trẻ dùng mắt để xác định màu sắc, mũi ngửi mùi hương, tay chạm để cảm nhận sự sần sủi của vỏ...

Hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên: Căn bệnh của thời hiện đại

Tăng cường vận động

Hầu hết các cách để tương tác với thiên nhiên bao gồm nhiều vận động hơn là ngồi trên một chiếc ghế dài.Tập luyện không chỉ tốt cho cơ thể của trẻ, mà nó còn có vẻ giúp chúng tập trung hơn, đặc biệt có ích cho trẻ em bị hội chứng ADHD.

Kích thích tư duy

Louv nói rằng thiên nhiên tạo ra một cảm giác ngạc nhiên độc đáo cho trẻ em mà không có môi trường nào khác có thể cung cấp. Những hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên trong sân sau và công viên hàng ngày khiến trẻ đặt câu hỏi: sao con cái biết bơi, con chim biết bay,...

Do đó, cha mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho con kết nối với thiên nhiên để con không mắc hội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên cũng như giúp tể phát triển toàn diện. Đó không phải đầu tư điều gì xa vời mà hãy bắt đầu từ những đồ vật trong chính căn nhà, trong bếp ăn, cây cảnh trang trí. Hãy để trẻ tự tìm hiểu nhận biết chúng thay vì để trẻ vùi đầu vào các trò chơi điện tử hay mạng xã hội.

Trên đây Lily & WeCaređã thông tin một cách đầy đủ nhất vềhội chứng rối loạn thiếu hụt thiên nhiên. Mong rằng bài biết hữu ích với bạn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!