Hôi miệng: Bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp sau để có hơi thở thơm mát

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Hoạt động giao tiếp sẽ trở nên thật khó khăn nếu hơi thở bạn có mùi khó chịu. Tình trạng hôi miệng sẽ nhanh chóng chấm dứt với các bí quyết sau.

Giao tiếp là một hoạt động tất yếu luôn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng hãy tưởng tượng khi bạn bị hôi miệng, hoạt động giao tiếp sẽ trở nên khó khăn và ngại ngùng như thế nào. Biết cách điều trị bệnh hôi miệng sẽ giúp bạn có cuộc sống thoải mái và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Chắc hẳn không ai trong chúng ta thích trò chuyện với người bị hôi miệng cả. Nhưng sẽ tồi tệ hơn nữa khi là đôi khi chúng ta lại không biết mình bị hôi miệng. Hơi thở có mùi gây lúng túng và khó xử cho những người giao tiếp với bạn. Một số người không nhận ra hơi thở của họ bị hôi vì người khác ngại nói điều đó với họ.

Tuy nhiên, vấn đề này thường dễ điều trị và chữa khỏi. Để điều trị hôi miệng, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tới khám nha sĩ thường xuyên, và tránh ăn uống bất kỳ thứ gì (như một số loại thuốc, chế độ ăn và thức ăn) có thể làm cho hơi thở bạn có mùi.

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Mùi hôi miệng có thể thay đổi, phụ thuộc vào nguồn gốc hay nguyên nhân cơ bản. Một số người lo lắng rất nhiều về hơi thở của họ dù họ hầu như không có mùi, trong khi người khác hơi thở mùi khó chịu thì họ lại không biết. Việc tự đánh giá hơi thở của mình là điều rất khó làm, cách hiệu quả là để bạn bè hay người thân đánh giá hơi thở của bạn.

Đi khám bác sĩ: Nếu hơi thở có mùi hôi, bạn hãy kiểm tra các thói quen vệ sinh răng miệng. Bạn hãy thử thay đổi lối sống, như đánh răng và cạo lưỡi sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng và uống nhiều nước. Nếu hơi thở của bạn vẫn hôi sau khi thay đổi cách vệ sinh, hãy đến nha sĩ để khám và tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân

Hầu như hơi thở có mùi đều bắt đầu từ miệng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Thức ăn: Sự phân hủy thức ăn trong khoang miệng có thể làm tăng vi khuẩn là nguyên nhân gây mùi hôi. Khi bạn ăn những thực phẩm nhất định như hành, tỏi và đồ cay cũng có thể khiến hơi thở có mùi. Sau khi bạn tiêu hóa thức ăn, chúng sẽ xâm nhập vào các mạch máu, đưa tới phổi và ảnh hưởng tới hơi thở của bạn;
  • Thuốc lá: Hút thuốc là nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu. Người hút thuốc cũng có khả năng bị bệnh nướu và một số tình trạng khác của mùi hôi miệng;
  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu bạn không vệ sinh răng miệng hằng ngày, thức ăn vẫn còn trong miệng, sẽ dẫn đến mùi hôi miệng. Những hạt thức ăn có thể tạo thành mảng bám dính không màu, dính trên răng của bạn. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng, chúng sẽ dính trên nướu, gây kích ứng cho nướu và tạo thành túi chứa mảng bám trên răng và lợi (viêm nha chu). Lưỡi bạn có thể tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi cho hơi thở. Răng giả không được làm sạch thường xuyên hoặc không vừa vặn có thể chứa vi khuẩn gây mùi và hạt thức ăn còn sót lại;
  • Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ hạt gây ra mùi hôi miệng. Một tình trạng gọi là khô miệng hoặc xerostomia (zeer-o-STOE-me-uh) có thể gây ra mùi hôi miệng, vì nó làm quá trình sản xuất nước bọt giảm. Khô miệng tự nhiên xảy ra khi ngủ, dẫn đến hơi thở của bạn có mùi hôi vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, và nó tồi tệ hơn nếu bạn ngủ hở miệng. Miệng khô mãn tính có thể do tuyến nước bọt có vấn đề và một số bệnh khác;
  • Thuốc men: Một số thuốc men gián tiếp gây ra mùi hôi miệng bởi vì nó làm bạn bị khô miệng. Những thứ khác có thể phá hủy bên trong cơ thể bạn để giải phóng các hóa chất, điều đó ảnh hưởng đến hơi thở;
  • Nhiễm trùng trong miệng: Nguyên nhân khiến hơi thở có mùi có thể từ sau khi bạn thực hiện phẫu thuật khoang miệng (ví dụ như tẩy răng, sâu răng, bệnh nướu răng hay viêm loét miệng);
  • Mũi và cổ họng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng: Hơi thở của bạn có mùi có thể do truyền từ các hạt sỏi ở hai bên cuống họng và bao phủ bởi các vi khuẩn gây ra mùi hôi tích tụ ở cuống họng. Bạn bị nhiễm trùng hoặc viêm mãn tính ở mũi, xoang hoặc cổ họng, có thể khiến sự rò rỉ nước từ mũi xuống, gây ra mùi hôi miệng;
  • Những nguyên nhân khác: Các bệnh ung thư và các tình trạng như rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân gây mùi hôi, vì cơ thể bạn chịu ảnh hưởng của hóa chất khi điều trị bệnh. Trào ngược mãn tính của axit dạ dày (bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc GERD) dẫn đến hơi thở của bạn có mùi hôi. Hơi thở hôi ở trẻ nhỏ do các nguyên nhân như mẩu thức ăn còn sót lại.

Một số cách chữa hôi miệng

  • Giữ nước: Nếu bạn không đánh răng sau khi ăn, hãy uống nhiều nước giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Chuyên gia cho rằng uống sữa có thể giúp bạn khử một số mùi hôi. Tuy nhiên, bạn nên tránh đồ uống có đường sau khi vệ sinh răng miệng;
  • Không nên uống quá nhiều cà phê: Các chuyên gia cho biết cà phê ngon, nhưng mùi của nó gây khó chịu khi còn bám ở lưỡi. Bạn nên chuyển sang dùng trà thảo dược hay trà xanh;
  • Không hút thuốc và sử dụng các thành phần thuốc lá khác: Thuốc lá, thuốc phiện (tẩu thuốc) và hít khói thuốc khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi;
  • Không uống rượu: Rượu có thể làm khô miệng. Uống quá nhiều bia và rượu mạnh có thể làm hơi thở của bạn có mùi hôi trong vòng 8–10 giờ sau khi bạn uống xong;
  • Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su 20 phút sau bữa ăn có thể giúp miệng bạn tiết ra nhiều nước bọt. Gum có trong chất xilitol có thể giúp làm giảm sâu răng, nhưng nó cũng giúp bạn được làm mát và mang đến cho bạn hơi thở thơm mát;
  • Hãy cẩn thận với hơi thở bạc hà: Bạc hà không đường là thực phẩm tốt giúp bạn lấn át mùi hôi miệng nhanh chóng, nhưng nó chỉ giảm mùi khó chịu của hơi thở mà không giúp loại bỏ vi khuẩn xấu có hại cho răng miệng của bạn;
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng. Bạn nên tránh thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế như bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem;
  • Dùng nước súc miệng: Một số loại nước súc miệng có hiệu quả ngăn ngừa hơi thở có mùi hôi mà bạn nên tìm hiểu. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm cho miệng bạn bị khô, điều này khiến cho vấn đề tồi tệ hơn;
  • Uống trà xanh và trà đen: Hai loại trà này có chứa chất polyphenol giúp bạn loại bỏ các hợp chất lưu huỳnh và làm giảm vi khuẩn gây hôi miệng;
  • Tránh dùng thuốc: Bạn không nên dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh trừ khi cần thiết về mặt y tế. Những loại thuốc này gây ức chế dòng nước bọt và có thể gây khô miệng mãn tính, sẽ khiến bạn bị hôi miệng.
  • Làm sạch miệng sau khi ăn thịt, cá hoặc các sản phẩm từ sữa: Thực hành vệ sinh răng miệng nhất quán và triệt để là một phương pháp phòng ngừa hôi miệng hiệu quả;
  • Thở qua mũi thay vì miệng: Bạn nên cố gắng giải quyết thói quen ngáy ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn và gây khô miệng.
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng ít nhất một lần mỗi ngày: Bạn nên chọn cách vệ sinh răng miệng phù hợp mỗi ngày;
  • Loại bỏ các sản phẩm sữa, bơ khỏi chế độ ăn uống của bạn: Bạn tránh dung nạp lactose vì nó có thể là nguyên nhân gây hôi miệng;
  • Dùng probiotic miệng như S. salivarius K12 và M18: Bạn nên sử dụng probiotic để cân bằng khoang miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

Tuy tình trạng hôi miệng khiến bạn gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng lại dễ điều trị. Bạn hãy chọn cho mình một phương pháp phù hợp và thực hiện đều đặn để có hơi thở tươi mát, sảng khoái mỗi ngày nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hơi thở kém thơm: có thể bạn chưa biết
  • Hơi thở có mùi: nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh!
  • Muốn âu yếm nhưng ngại vì… hơi thở có mùi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!