Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

Cần biết - 11/24/2024

Nhiều người khổ sở vì hôi miệng, thậm chí bị người xung quanh xa lánh mà bản thân không biết. Đây là 5 nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị phù hợp bạn nên tham khảo sớm.

Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

Các danh y xưa từng nhấn mạnh rằng, hôi miệng không phải là một căn bệnh, nhưng khi miệng đã hôi thì thật thảm họa, khó chịu khủng khiếp và hệ lụy không nhỏ.

Hơi thở hôi ám chỉ đến những người có mùi phát ra từ miệng, xoang và họng, nhiều người bị bệnh này và băn khoăn về cách chữa trị, loay hoay mãi mà miệng vẫn không thơm tho trở lại.

Hơi thở hôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tương tác xã hội của mọi người, nhiều người đã không thể chữa khỏi nên có tâm lý ngại ngùng căng thẳng, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Theo các chuyên gia sức khỏe, trong thực tế, hơi thở hôi không khó để chữa khỏi, chọn cách điều trị đúng là 'chìa khóa' để loại bỏ bệnh một cách phù hợp nhất.

Những điều nên chú ý khi bị hôi miệng

Đầu tiên, hãy duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận

Nếu bạn bình thường, bạn sẽ không chắc là mình sẽ để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Nhưng khi bạn có chứng hôi miệng, nhất định phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn, ăn bất kỳ thức ăn gì đều phải uống nước sau đó cho sạch miệng.

Nếu không, dư lượng của thực phẩm thừa trong khoang miệng sẽ để lại đủ chỗ cho vi khuẩn tồn tại, thậm chí sản sinh vi khuẩn mới. Những thức ăn thừa tạo ra các phản ứng hóa học với các chất có tính axit trong nước bọt ở khoang miệng trong một thời gian dài và tạo ra mùi hôi.

Thứ hai, hạn chế ăn thực phẩm chưa chất béo – ngọt – đậm mùi và nhầy nhờn

Thích ăn thịt là thói quen của nhiều người do hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nhưng nếu ăn thịt quá nhiều cùng lúc có thể dẫn tới chứng hôi miệng, luôn luôn có mùi khó chịu trong hơi thở.

Theo thống kê, số người mắc bệnh hôi miệng hoặc đơn giản chỉ là hơi thở có mùi khó chịu chiếm tới hơn 27,5%.

Còn thống kê con số này ở các nước phương Tây có tỉ lệ lên tới 50%. Người phương Tây nhìn chung có thói quen và ý thức để vệ sinh răng miệng tốt, nhưng thay vào đó, họ có tỉ lệ bị hôi miệng cao xuất phát từ lý do liên quan đến chế độ ăn uống.

Ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan này.

Không ai cấm bạn ăn thịt hay thói quen ăn nhiều thịt, nhưng lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe dành cho bạn là không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm tăng nguy cơ gây hôi miệng do tồn dư thịt dính trong răng miệng tạo ra vi khuẩn, thịt khiến dạ dày hoạt động quá tải cũng tạo ra mùi hôi.

Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

Bằng cách làm hai việc trên, xác suất hơi thở hôi sẽ giảm đi đáng kể. Sau đây là những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Nếu bạn có hơi thở hôi, đây là thông tin bạn nên xem kỹ.

1. Hôi miệng do dạ dày nóng bốc hơi lên miệng

Biểu hiện chủ yếu của người dạ dày nóng là hơi thở có mùi hôi khó chịu, bạn luôn luôn cảm thấy khát nước, rất thèm uống một thức uống lạnh nào đó, miệng lưỡi có dấu hiệu lở loét xói mòn, nướu đỏ, sưng họng, phân khô, nước tiểu ít, tiểu màu vàng, lưỡi đỏ, chất nhờn màu vàng bám trên mặt lưỡi.

Đây là loại hơi thở hôi là do dạ dày có triệu chứng sinh nhiệt thực sự. Đó là cách mà mọi người hay nói là dạ dày bốc hỏa hay nóng dạ dày.

Cảm giác này giống như cái lò nóng đang đốt dạ dày của bạn, chúng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, mùi hôi từ quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trào ngược lên thực quản và chui ra đường miệng như khói đốt cháy chất thải bốc lên.

Vì vậy, những người có dạ dày nóng trong những tình huống khẩn cấp (loại bỏ mùi hôi tức thì) thì nên uống một chút đồ uống lạnh. Sau khi vừa uống xong, bạn sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu, đồng thời sẽ cảm thấy miệng hết mùi hôi ngay lập tức.

Nó giống như là nước lạnh sẽ khiến cho lửa cháy trong dạ dày bị dập tắt. Nhưng về lâu dài, đây không phải là cách điều trị tận gốc, miệng của bạn sẽ lại hôi trở lại sau mỗi lần dạ dày bị nóng, 'khói' bay ngược từ dạ dày lên miệng. Vì thế, bạn vẫn cần phải điều trị chứng dạ dày nóng bằng các loại thuốc.

Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

Giải pháp điều trị

Khi điều trị thì nên chú ý đến các giải pháp thanh nhiệt, giải hỏa trong dạ dày bằng cách chọn các loại thuốc đông y liên quan đến hoàng liên, kim hoa và các loại thuốc có tác dụng làm mát dạ dày khác.

2. Hôi miệng do âm hư, dạ dày nóng

Chứng bệnh này cũng giống như chứng dạ dày nóng đã miêu tả ở trên, nhưng thực tế có sự khác biệt về nguồn gốc nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.

Khi bạn xác định lại bệnh của mình, trọng tâm bệnh xuất phát từ lưỡi. Nếu thấy dạ dày nóng ran nhưng lưỡi lại ít có mảng bám như rêu hoặc thậm chí không có mảng bám, có một số trường hợp nghiêm trọng xuất hiện dấu hiệu bị tưa lưỡi, rách lưỡi thì chứng tỏ bạn đã mắc chứng âm suy ở mức khá nghiêm trọng.

Giải pháp điều trị

Triệu chứng hơi thở hôi do âm suy (thiếu âm) này bạn thực sự không nên uống bất kỳ loại thuốc nào liên quan đến thanh nhiệt giải độc dạ dày. Những loại thuốc mang tính đắng và lạnh đều không có hiệu quả để điều trị bệnh này, thậm chí còn phản tác dụng.

Cách tốt nhất là bạn nên uống một số loại trà có tác dụng bồi bổ dạ dày, sinh nước bọt, ví dụ như trà Ngọc Trúc, trà xanh.

Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

3. Hôi miệng do lá lách và dạ dày ẩm nhiệt (thừa độ ẩm nhưng vẫn nóng)

Triệu chứng của những người bị hôi miệng kiểu này là hơi thở có mùi hôi thối kèm vị tanh, không cảm thấy khát nước, nước tiểu ít và có màu vàng, đi ngoài có phân dính kèm theo nước, lưỡi đỏ, mặt lưỡi có mảng báng màu vàng, dính nhớt hoặc nhớt trắng, viền lưỡi có lồi lõm kiểu dấu chân răng.

Loại nguyên nhân gây hôi miệng này bắt đầu từ việc lá lách bị suy yếu dó không thể vận chuyển và chuyển hóa hơi ẩm, do lá lách bị nóng tạo nên mùi hôi.

Nếu ăn uống quá béo hoặc quá ngọt, uống nhiều bia rượu, đều làm tổn hại đến sự vận hành và chuyển hóa của chức năng lá lách.

Đặc biệt là những người nghiện rượu, chứng hôi miệng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, bởi bản chất rượu là món đồ uống có tính ẩm nhiệt, uống rượu vào sẽ khiến cho độ ẩm nhiệt trong lá lách tăng cao hơn.

Những người hôi miệng do lá lách ẩm nhiệt, sẽ có hiện tượng ẩm ướt trước, sau đó là nóng bốc hỏa, giống như trời nắng gắt xuất hiện trong lúc đang mưa. Dạ dày và lá lách giống như một mặt hồ đầy nước được đun nóng lên bởi ánh mặt trời, hơi nước bốc lên sẽ có mùi hôi kèm mùi tanh.

Giải pháp điều trị

Loại hôi miệng này yêu cầu bạn phải tiết chế ăn uống, phải kiêng khem, ăn uống vừa phải.

Tất cả những thực phẩm liên quan đến dầu mỡ, chất béo, cay nóng, rượu và những thứ tương tự như vậy thì không nên đụng vào, đồ ăn có vị ngọt cũng nên hạn chế, thậm chí cả sữa chua cũng không nên ăn nhiều. Tất cả những loại thức ăn này đều có thể gây ra hôi miệng không thể chữa khỏi.

Khi điều trị, chú ý cách làm cho ká kách bớt ẩm ướt, nên ăn các món ăn loại bỏ ẩm ướt trong lá lách theo cách của Đông y.

Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

4. Hơi thở hôi do thực phẩm tích tụ lại trong đường tiêu hóa

Kiểu hôi miệng này do sự tích tụ thức ăn đã tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột (tạm hiểu như mùi phân ở đường ruột bay lên đường miệng) gây ra hơi thở hôi.

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của kiểu hôi miệng này là miệng hôi kèm với vị chuam thường xuyên có cảm giác đầy bụng, có thể ợ ra vị chua, lưỡi chua, đại tiện phân mỏng màu vàng hoặc sau khi đi ngoài có cảm giác không thoải mái, nước tiểu ít, có màu vàng, lưỡi có mảng bám dày và nhờn nhớt.

Giải pháp điều trị

Kiểu hôi miệng này có vẻ đơn giản hơn một chút trong điều trị, do thức ăn tích tụ trong cơ thể quá lâu gây ra mùi hôi, vì vậy bạn chú ý đặc biệt hơn đến vấn đề tiêu hóa. Nếu như thường xuyên bị tiêu hóa kém, thức ăn lưu lại trong đường ruột quá lâu, bạn nên chú ý đến nguyên nhân lá lách dạ dày suy nhược.

Đồng thời với việc chăm sóc lá lách dạ dày, bạn nên lưu tâm hơn đến việc ăn uống, nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, đi ngoài tối thiểu mỗi ngày 1 lần để đẩy hết chất thải ra ngoài.

Nên ăn một số thực phẩm có nguồn gốc đông y dược để giúp đào thải thức ăn trong đường ruột nhanh chóng.

Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

5. Hôi miệng do trào ngược khí dạ dày

Tình trạng này cũng có thể gây ra hơi thở hôi. Trong Đông y có quan niệm, khí dạ dày thường đi xuống mới là đúng với tự nhiên. Nếu khí trong dạ dày chạy ngược lên trên, là trái quy luật, đồng nghĩa với cơ thể có bệnh.

Đối với người hôi miệng do nguyên nhân này, bạn nên đi khám bác sĩ Tây y để được kiểm tra xem có viêm dạ dày hay không, hoặc các bệnh liên quan đến đường ruột khác.

Giải pháp điều trị

Hôi miệng chữa mãi không khỏi: Đây là 5 nguyên nhân và cách chữa chính xác bạn nên biết

Vào mùa hè, bạn không nên ăn đồ ăn lạnh quá nhiều, kể cả việc uống bia lạnh, sẽ khiến cho dạ dày thay đổi môi trường tự nhiên, từ đó rất dễ dẫn đến hôi miệng, cơ thể ẩm nhiệt hoặc hàn ẩm.

Bạn nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe tổng thể, làm cho cơ thể mát mẻ không có nghĩa là sử dụng đồ lạnh. Khi thấy những dấu hiệu bất thường, nên khẩn trương đi khám sớm.

Theo Health/TT

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!