Cẩn thận với những bệnh lý liên quan đến chứng hôi miệng
Hôi miệng là vấn đề xảy ra ở rất nhiều người. Thông thường, có thể bạn đã ăn một số thực phẩm có mùi vị quá nặng như hạt tiêu, tỏi, sầu riêng hoặc tương tự như vậy.
Tuy nhiên, nhiều người đã không ăn những thực phẩm kiểu đó trước khi đi ngủ, thậm chí đã đánh răng kỹ, nhưng tại sao họ vẫn cảm thấy miệng đặc biệt khô, có vị đắng và mùi hôi miệng đặc biệt nghiêm trọng? Lý do đằng sau là gì?
Trước hết, ngay cả khi bạn đã làm sạch răng trước khi đi ngủ vào đêm hôm trước, việc có một mùi hôi miệng bốc ra vào sáng hôm sau là chuyện bình thường. Bởi vì khi chúng ta đang ngủ, miệng cũng giống với cơ thể, chủ yếu ở trong trạng thái tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ không liên tục tiết ra nước bọt.
Khoang miệng 'ngủ đêm' tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sự tăng sinh của vi khuẩn và kỵ khí. Vi khuẩn kỵ khí giải phóng ra mùi, vì vậy sau một đêm ngủ dài, vi khuẩn kỵ khí trong miệng sẽ tích tụ ở một mức độ nhất định và sẽ tạo ra mùi hôi.
Tuy nhiên, loại mùi được miêu tả ở trên sẽ không còn nữa sau khi chúng ta đánh răng. Nếu đánh răng xong, bạn vẫn cảm thấy miệng có mùi hôi, thậm chí có cảm giác thối đặc biệt nghiêm trọng, hãy để ý tới 3 lý do quan trọng liên quan tới sức khỏe sau đây.
1, Bệnh ở vùng răng miệng
Theo dữ liệu lâm sàng, 80% bệnh nhân bị hơi thở hôi là do các bệnh ở miệng. Chẳng hạn như sâu răng, bệnh nha chu, loét miệng, viêm nướu và tương tự như vậy. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình có mùi hôi miệng thì nên đến nha sĩ kiểm tra xem có bị sâu răng không và cần phải tiến hành điều trị kịp thời.
Thông thường, bạn nên hình thành thói quen tốt trong vệ sinh răng miệng, đánh răng đúng cách vào buổi sáng và tối, tránh để thức ăn dư thừa trong răng miệng sẽ gây tổn thương, sưng viêm và bốc mùi.
2, Bệnh về đường tiêu hóa
Nếu bạn đã kiểm tra các vấn đề về miệng, nhưng vẫn tồn tại chứng hôi miệng và gây rắc rối, ngoài việc ngửi thấy mùi khó khó chịu mỗi sáng, kèm theo cảm giác đắng trong miệng, có thể là một vấn đề trong đường tiêu hóa, như viêm thực quản, trào ngược, viêm dạ dày…
Khi có các bệnh liên quan ở đường tiêu hóa như kể trên, có thể sản sinh ra khí trong quá trình tiêu hóa, bay hơi qua thực quản và sau đó trở lại miệng, gây ra một mùi vị khó chịu. Nếu mùi hôi ở miệng quá nặng, nó cũng đi kèm với một số triệu chứng khác như khó tiêu.
Trong trường hợp này, bạn nên đến Khoa Tiêu hóa hoặc bệnh viện gần nhất để khám, không nên trì hoãn vì nếu để càng lâu, bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
3, Bệnh ở phổi
Đối với những người nghiện thuốc lá, hút nhiều thuốc cũng có thể có mùi hôi miệng khi đứng gần những người khác. Điều này là do hắc ín và một số chất khác trong thuốc lá sẽ đọng lại trong miệng và phát ra mùi hôi.
Ngoài ra, có nhiều chất có hại trong thuốc lá làm suy yếu hệ hô hấp, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Khi có vấn đề ở phổi, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản hoặc thậm chí là ung thư phổi, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh phổi sẽ bị hôi miệng do tích tụ chất nhầy trong phổi không bài tiết được nên đa số người bệnh phổi sẽ có triệu chứng hôi miệng.
Bên cạnh đó, ở một số người có bệnh toàn thân cũng như các bệnh mãn tính cũng có thể dẫn đến hôi miệng. Tuy nhiên, một số bệnh hôi miệng là xuất phát từ hiện tượng sinh lý, chẳng hạn như đói, uống ít nước, phụ nữ có sự hôi miệng nhất định trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn đừng quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu hôi miệng ảnh hưởng đến cuộc sống giao tiếp xã hội bình thường, nó sẽ mang lại rắc rối cho chính bạn và cần phải giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt.
Ngoài các loại thuốc theo toa được bác sĩ chuyên khoa kê toa để điều trị các triệu chứng, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh ăn cay, thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, tăng lượng nước uống, tốt nhất nên bỏ thuốc lá và rượu, điều này cũng có thể là cách tuyệt vời làm giảm hôi miệng.
*Theo BS Gia đình (TQ)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!