Hơi thở có mùi hôi, do đâu?

Chăm sóc răng miệng - 11/24/2024

Hôi miệng không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Dưới đây là 17 lý do tại sao hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Hơi thở có mùi xảy ra khi vi khuẩn tự nhiên trong miệng phá vỡ các hạt thức ăn tồn tại giữa răng, dọc theo đường nướu và đặc biệt là trên lưỡi của bạn. Quá trình này giải phóng một loạt hợp chất hôi thối và làm phát sinh mùi hôi kinh khủng ở miệng, hay còn gọi là chứng hôi miệng.

Hôi miệng chỉ là triệu chứng tạm thời và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thế nhưng, nó lại ảnh hưởng đến cuộc sống, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Dưới đây là 17 lý do khiến hơi thở bạn có mùi khó chịu.

Sau khi ngủ dậy

Hơi thở có mùi hôi, do đâu?

Rất đơn giản đúng không? Đúng là hơi thở vào buổi sáng rất khó chịu, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt nước bọt tiết ra. Nước bọt có nhiệm vụ làm sạch các vi khuẩn gây mùi. Khi chìm trong giấc ngủ dài, chúng ta không tiết đủ nước bọt nên các vi khuẩn này sẽ phát triển nhiều hơn.

Hơi thở khó chịu vào buổi sáng là hoàn toàn bình thường, một số nhà nghiên cứu gọi nó là “chứng hôi miệng buổi sáng”.

Thở bằng miệng

Thở bằng miệng có thể làm cho nước bọt của bạn bay hơi, làm khô miệng và giảm khả năng làm sạch vi khuẩn của nước bọt.

Một số người thở bằng miệng trong khi ngủ, nhưng nhiều người cũng làm điều đó trong lúc tập thể dục. Một nghiên cứu năm 2015 ở Đức cho biết càng dành nhiều thời gian luyện tập, bạn càng có nhiều khả năng bị sâu răng.

Tất nhiên đó không phải là lý do để bạn ngừng tập thể dục. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn luôn uống nước trong khi tập luyện là được.

Ăn một số thực phẩm có mùi

Tỏi và hành là hai tội phạm nổi tiếng gây ra hôi miệng. Ngoài ra, các gia vị, bắp cải, súp lơ và củ cải cũng gây ra hôi miệng.

Mặc dù mùi hăng của những thực phẩm đó có thể biến mất sau 1–2 giờ, nhưng nó vẫn có thể quay trở lại một lần nữa khi bạn ợ. Mùi hôi từ thức ăn đôi khi xuất phát từ đường tiêu hóa, chứ không chỉ ở miệng.

Nhịn đói

Bỏ bữa sẽ gây ra hôi miệng. Đó là do khi không ăn, chúng ta không tiết ra nhiều nước bọt. Nước bọt không chỉ làm sạch các hạt thức ăn mà còn giúp phá vỡ thức ăn đó để giúp nó trôi xuống họng dễ dàng hơn.

Hút thuốc

Hôi miệng là một trong những hậu quả của thuốc lá. Hút thuốc không chỉ làm tăng lượng hợp chất tạo mùi trong miệng và phổi của một người, mà thói quen này còn có thể làm khô miệng, dẫn đến sản xuất ít nước bọt hơn.

Dùng các loại thuốc gây khô miệng

Một số thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn thần và thuốc giãn cơ có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm khô miệng.

Vì bạn không thể làm bất cứ điều gì về chế độ dùng thuốc của mình, hãy thử làm sạch lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi.

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, lưỡi chứa hầu hết các vi khuẩn gây ra hơi thở có mùi. Cạo lưỡi đúng cách sẽ tạm thời ngăn chặn được mùi hôi miệng.

Nghẹt mũi

Chất nhầy trong mũi giúp lọc tất cả các hạt lạ mà bạn hít vào từ môi trường. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chất nhầy đó bắt đầu tích tụ ở phía sau cổ họng nếu bạn bị nghẹt mũi?

Theo một đánh giá năm 2012 trên Tạp chí Khoa học Răng miệng Quốc tế, những hạt lạ này cuối cùng sẽ đi vào miệng của bạn, lắng đọng trên bề mặt lưỡi và từ đó gây ra hôi miệng.

Ăn kiêng theo chế độ low carb

Những người cắt giảm lượng carbohydrate nạp vào thì mức độ hôi miệng sẽ tăng lên. Trên thực tế, khi so sánh các đối tượng có chế độ ăn low carb với những người ăn kiêng ít chất béo, những người ăn theo chế độ low carb sẽ bị hôi miệng hơn. Ngược lại, những người ăn kiêng theo chế độ ít béo lại bị ợ hơi và xì hơi.

Sâu răng

Sự tích tụ mảng bám có thể làm mòn răng, khiến răng bạn bị sâu. Những “lỗ hổng” do sâu răng cũng gián tiếp gây ra chứng hôi miệng.

Bên cạnh đó, khi bạn bị sâu răng, rất khó để làm sạch những tàn dư của bữa ăn và sau cùng dẫn đến hôi miệng nhiều hơn.

Niềng răng

Không chỉ niềng răng, các thiết bị chỉnh nha như răng giả và cầu răng cố định cũng gây ra hôi miệng.

Bạn phải làm sạch chúng mỗi ngày, vì chúng là nơi các hạt thức ăn bám dính vào và rất khó để làm sạch.

Uống nhiều rượu

Hơi thở có mùi hôi, do đâu?

Một nghiên cứu vào năm 2007 đã phát hiện ra rằng uống rượu có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc chứng hôi miệng. Khi bạn uống rượu, cơ thể sẽ chuyển hóa rượu thành một chất có mùi khó chịu gây hôi miệng.

Ngoài ra, chất cồn còn gây khô miệng, nhất là trong lúc ngủ. Chú ý là lúc bạn chọn mua dung dịch súc miệng diệt khuẩn thì cần xem thành phần của sản phẩm có cồn không.

Bị ợ nóng

Phần lớn các trường hợp mắc chứng hôi miệng đều là do vi khuẩn trong miệng gây ra, nhưng các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng ở một số ít người, hôi miệng có thể do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra.

Khi bạn bị GERD, thức ăn trong dạ dày sẽ bị rò rỉ trở lại vào thực quản và làm hỏng mô cổ họng, gây hôi miệng.

Viêm họng

Viêm họng là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không phải virus, và khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Không chỉ vậy, viêm nhiễm vùng họng còn khiến các tế bào bị phân hủy, gây nên mùi hôi miệng.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh xã hội như sùi mào gà ở miệng, lậu họng… thì khoang miệng thường có nhiều virus, vi khuẩn, nấm candida cộng sinh, gây ra hiện tượng đau rát họng, lở loét họng, xuất hiện giả mạc trong họng, hôi miệng…

Lượng đường trong máu cao

Nếu hơi thở của bạn phát ra mùi ngọt như đường, đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm đái tháo đường. Đây là tình trạng đe dọa tính mạng đối với những người mắc bệnh tiểu đường (thường là tuýp 1), có thể gây ra đau tim hoặc suy thận. Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và cứng cơ.

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, nếu hơi thở có mùi, đây là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của họ cao đến mức nguy hiểm và cần trợ giúp y tế ngay lập tức.

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren (SS) là sự rối loạn của hệ thống miễn dịch, và nó có xu hướng xuất hiện ở phụ nữ trung niên cũng như những người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và lupus. Những người bị SS thường bị khô miệng, làm tăng nguy cơ mắc chứng hôi miệng.

Nhiễm ký sinh trùng giun sáng

Ngoài giun sán trong dạ dày, còn có rất nhiều các loại ký sinh trùng khác sống trong các bộ phận của cơ thể. Chúng vừa phá hủy nội tạng vừa sinh sản và tiết ra những sản phẩm độc hại với cơ thể, tạo ra mùi hôi qua đường miệng. Tình trạng này nếu để lâu sẽ nguy hiểm, vì từ chứng hôi miệng sẽ có thể phát triển thành bệnh lý trầm trọng, có trường hợp được xác nhận tử vong do ký sinh trùng.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh khoang miệng không sạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra hơi thở khó chịu. Khi thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nên mùi hôi.

Để vệ sinh răng miệng thật tốt, ngoài đánh răng 1 ngày 2 lần, bạn đừng quên vệ sinh cả vùng lưỡi và má.

Khi bị hôi miệng, dùng các loại nước súc miệng và kẹo cao su chỉ là giải pháp tạm thời vì không diệt được vi khuẩn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 cách chữa hôi miệng bằng lá ổi bạn có thể thực hiện tại nhà
  • Bí quyết trị hôi miệng bằng mật ong hiệu quả tối đa
  • Mách bạn 3 cách tự nhiên cải thiện hơi thở có mùi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!