Ðiều trị quai bị hiệu quả

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi).

Con trai tôi 6 tuổi, bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chữa tại nhà. Tuy nhiên, tôi rất lo lắng vì nhiều người nói bị quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ cho biết bệnh có nguy hiểm không?

Ngô Văn Sĩ (Lào Cai)

Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi).

Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm.

Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý; Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau; Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.

Nếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm: Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm).

Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn; Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng lên.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!