Quai bị là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em và biến chứng kéo dài có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, còn nhiều biến chứng hiếm gặp của căn bệnh này mà ít ai biết.
Hiện nay đã có tiêm vắc xin phòng ngừa quai bị để bạn bảo vệ bản thân và con cái khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần phải tiêm và sẽ có những đối tượng nhất định được khuyến khích tiêm phòng loại vắc xin này.
Các biến chứng hiếm gặp của quai bị
Các biến chứng của bệnh quai bị tuy hiếm gặp nhưng có nguy cơ dẫn đến các bệnh vô cùng nguy hiểm như nhiễm trùng não, thường gọi là viêm não. Biến chứng này phát triển từ viêm não do virus bởi ảnh hưởng của quai bị. Trong số 1000 người mắc bệnh quai bị chỉ có 1 người bị viêm não mà thôi. Viêm não là bệnh vô cùng nguy hiểm và có khả năng dẫn đến tử vong, vì vậy người bệnh nếu phát hiện những triệu chứng của bệnh thì nhất định phải nhập viện để được chăm sóc đặc biệt.
Ngoài ra, trong số 20 người bị quai bị sẽ có 1 người bị mất thính giác tạm thời, trường hợp bị mất thính giác vĩnh viễn thường rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 20.000 ca quai bị dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn.
Vắc xin phòng ngừa quai bị dành cho nam giới
Ngày còn nhỏ, các bà mẹ được khuyến khích đưa con nhỏ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị – gọi là vắc xin MMR. Vắc xin này thường được tiêm cùng lúc với thuốc chủng ngừa sởi và Rubella. Tỉ lệ tiêm ngừa cao sẽ giảm tỉ lệ mắc quai bị ở cả người lớn và trẻ em.
Tuy nhiên, không phải người lớn nào cũng cần tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh quai bị. Những người không nhất thiết phải tiêm ngừa quai bị nếu:
- Xét nghiệm máu cho thấy bạn đã miễn dịch với quai bị;
- Nếu bạn đã từng tiêm 2 liều vắc xin MMR;
- Nếu bạn vừa mới tiêm 1 liều vắc xin MMR và đã tiêm vắc xin ngừa sởi lần thứ 2;
- Nếu bạn đã tiêm vắc xin MMR và nguy cơ mắc bệnh của bạn không cao;
- Đối với những đấng mày râu sinh trước năm 1957 thì không cần tiêm ngừa vắc xin nữa.
Những đối tượng được khuyến khích tiêm vắc xin là là nhân viên y tế, sinh viên đại học, trong quân đội hoặc đang đi du lịch nước ngoài nơi mà họ có nhiều khả năng tiếp xúc với quai bị.
Vắc xin không được khuyến cáo cho những người có phản ứng dị ứng đe dọa đến mạng sống với gelatin hoặc thuốc kháng sinh neomycin, nếu bạn bị ung thư, rối loạn máu hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng trên thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chủng ngừa MMR.
Cách điều trị quai bị
Tự chăm sóc bản thân thật tốt là biện pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước bất kỳ ăn bệnh nào. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát thấy có những biến chứng thì nên đến cơ sở ý tế để được chăm sóc đặc biệt. Thực tế, bác sĩ cũng không thể can thiệp được nhiều, chủ yếu là ở chính bản thân bạn. Khi cảm thấy sốt, bạn hãy nằm nghỉ trên giường và đừng quá lo lắng. Bạn có thể dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm bớt cảm giác khó chịu ở cơ. Ăn những món bạn muốn ăn và uống nhiều nước. Tốt nhất vẫn nên có một người ở bên cạnh bạn lúc đang mắc bệnh quai bị.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Quai bị có dẫn đến vô sinh không? Bác sĩ trả lời: “Hiếm khi”
- Vắc-xin quai bị
- 10 lời khuyên hữu ích dành cho sức khỏe nam giới
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!