Vậy bác sĩ cho cháu hỏi liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Cần điều trị thế nào để không ảnh hưởng đến thai? Chân thành cảm ơn bác sĩ!
Cao Thị Thanh Ngân (thanhngan@gmail.com)
Khi bị viêm âm đạo, nếu nhẹ chị em sẽ cảm thấy khí hư ra nhiều, có mùi khó chịu và kèm theo màu lạ. Nếu nặng âm đạo sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy khó chịu, kèm theo thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt và đau khi giao hợp. Phụ nữ khi mang thai dễ bị viêm âm đạo vì môi trường âm đạo bị thay đổi, tăng tiết dịch.
Nếu chị em kém trong khâu vệ sinh thì đây là yếu tố có lợi để những mầm bệnh phát triển, đặc biệt là những vi khuẩn, nấm và trùng roi ở âm đạo. Hơn nữa, khi mang thai, sức đề kháng cũng kém hơn so với bình thường nên dễ dàng mắc các bệnh, trong đó có viêm nhiễm phụ khoa. Viêm âm đạo khi mang thai thường tiềm ẩn nguy cơ đẻ non, đẻ con thiếu cân và trong một số trường hợp mang thai trong 3 tháng giữa bị viêm âm đạo có nhiều nguy cơ bị sẩy thai do bị nhiễm trùng nước ối...
Bên cạnh đó, nếu trẻ sinh tự nhiên qua đường sinh dục sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm niêm mạc miệng do bị dính vi khuẩn, nấm trong âm đạo. Việc điều trị viêm âm đạo chủ yếu bằng thuốc đặt tại chỗ (đặt trong âm đạo), vì vậy em nên đến khám ở các bác sĩ sản phụ khoa để được kê đơn và hướng dẫn cách đặt thuốc âm đạo. Em cứ yên tâm những thuốc đặt này sẽ không ảnh hưởng đến thai. Lưu ý hằng ngày thay quần lót, vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, vệ sinh trước và sau giao hợp.
BS. Nguyễn Kim Dung
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!