Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng sau khi phát hiện ra sự cố, Chính phủ đã sớm vào cuộc, đồng thời đã chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan khoa học xác định làm rõ nguyên nhân và đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp xử lý.
Bộ KH&CN đã chủ trì và các bộ ngành liên quan đã huy động 100 nhà khoa học trong và ngoài nước. Thu thập các chứng cứ đã xác định, có nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, đây là nguồn thải lớn nhất của khu vực, chứa độc tố... tạo thành một dạng phức hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biến. Theo dòng hải lưu chảy vào Thừa Thiên Huế gây chết cá ở tầng đáy.
Bộ TN&MT đã thành lập các đoàn kiểm tra với các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phát hiện ra công ty FHS có một số hành vi vi phạm, xác định các hành vi.
Từ các chứng cứ trên, kết luận, những vi phạm và sự cố trong quá trinh thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp là nguyên nhân gây ra ôi nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Chính thức công bố nguyên nhân cá chết. (Ảnh minh họa: Internet)
Với những chứng cứ khoa học chính xác, Bộ TN&MT kết hợp với các bộ ngành, các tỉnh có liên quan đã nhiều lần làm việc với tập đoàn Formosa Đài Loan và
Sau đó, công ty Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận các sai phạm và cam kết 5 điểm: Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố moi trường. Bồi thường thiệt hại cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
Trước các thiệt hại, FHS cam kết bồi thường 11.500 tỷ, tương đương 500 triệu USD.
Khắc phục triệt để các tồn tại của hệ thống xả thải, xử lý triệt để các chất độc hại trước khi xả ra môi trường, không để xảy ra sự cố tương tự.
FHS cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường nước biển miền trung để giúp phòng, chống các vấn đề môi trường tương tự sẽ xảy ra giúp tạo niềm tin đối với người dân Việt Nam và các bạn bè quốc tế.
FHS sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của các Bộ, ngành, của tỉnh Hà Tĩnh và các địa phương liên quan khác. Đồng thời tìm kiếm chuyên gia quốc tế giúp đỡ để cải thiện hệ thống xử lý chất thải trong dự án, đảm bảo đạt chuẩn quốc tế.
FHS hứa nếu vi phạm sẽ chịu các chế tài theo pháp luật của Việt Nam.
Tham gia buổi họp báo có đại diện các Bộ ngành như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công an, Thông tin và truyền thông, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, Y tế, Quốc phòng…
Trước đó, ngày 6/4, khu vực biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng cá chết nổi hàng loạt. Khu vực này gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Sau đó, hiện tượng cá chết hàng loạt lan ra vùng biển rộng lớn thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Hậu quả, khiến khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết.
Không chỉ có cá biển tự nhiên sống ở tầng đáy, cá nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chết. Thống kê thiệt hại số cá nuôi chết ở địa phương này là khoảng 35 tấn.
Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.
Ngay sau khi sự việc nghiêm trọng nêu trên xảy ra, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, địa phương đã vào cuộc để tìm nguyên nhân, khoanh vùng, hỗ trợ người dân vùng ảnh hưởng.
Thủ tướng đã mời các chuyên gia trong và ngoài nước phản biện, kiểm chứng kỹ càng trước khi trả lời chính thức về vụ việc.
Tham gia xử lý vụ việc đã có 30 cơ quan, bộ, ngành vào cuộc để tìm nguyên nhân cá chết.
Chiều ngày 2/6, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ và ông Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt ở biển khu vực miền Trung thời gian qua tuy nhiên thời điểm này chưa thể công bố.
Theo Bộ trưởng Dũng, trong quá trình điều tra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm trước pháp luật, không loại trừ bất kể tổ chức, cá nhân nào.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng cho biết: 'Các nhà khoa học đã rất nỗ lực và sớm tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó, việc xác định thủ phạm không chỉ dựa trên các bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ các vi phạm về pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường'.
Bất cứ một sự sơ suất nào về kết luận khoa học về nguyên nhân thì cũng có thể dẫn đến sai lầm trong việc khắc phục hậu quả.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!