Với phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống, khi bị sốt phát ban có thể dẫn đến dị dạng thai nhi, tỷ lệ này lên tới 60%. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu thời gian ủ bệnh quá lâu sẽ dẫn tới hệ quả không lường cho cả mẹ và bé.Lily & WeCare sẽ giới thiệu những điều cần phải làm khi thai phụ bị sốt phát ban để các chị em tham khảo và phòng tránh.
Những hệ quả không lường từ sốt phát ban
Bệnh sốt phát ban hay còn gọi là Rubella là một bệnh lành tính, có thời gian ủ bệnh từ 5 – 7 ngày. Đến ngày thứ 2 của bệnh, người bệnh sẽ bắt đầu phát ban, có người khi sáng sốt chiều đã nổi ban và người bệnh thường hay đi khám trong thời gian từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 3 của bệnh. Đa số bệnh nhân đều điều trị khỏi và hiếm có trường hợp tử vong.
Thế nhưng, bệnh lại nguy hiểm với những phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống, lúc này nếu sốt phát ban có thể gây ra dị dạng thai nhi. Trường hợp thai phụ bị sốt phát ban thường diễn ra ở tuần tứ 10, thứ 18 hoặc thứ 30 của thai kỳ, bệnh có diễn biến như người bình thường và các bác sĩ thường phải dựa vào tuổi thai để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến thai nhi.
Khi bị sốt phát ban, thai phụ có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, viêm kết mạc và sưng hạch, bệnh nhân cũng có những triệu chứng hô hấp nhẹ hoặc không có. Từ 1 – 7 ngày sau, người bệnh có thể nổi ban. Ban có dạng hạch, sần nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi và có thể tạo thành quầng đỏ, lan rộng ra. Nốt ban có thể tồn tại từ 3 – 5 ngày và có thể để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.
Với người bình thường, sốt phát ban được xem như dạng bệnh lý nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng ở thai phụ thì đó lại là nỗi ám ảnh. Nếu không may bị sốt phát ban trong 3 tháng đầu của thai kỳ, em bé dễ bị biến chứng như: sinh non, đầu nhỏ, nhẹ cân, đục thủy tinh thể, hẹp động mạch phổi, bại não, mù mắt, tổn thương tim... Tùy vào từng thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể là 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai 13 – 14 tuần, 35% khi thai 13 – 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không cao.
Nhiều chị em sau khi phát hiện bị sốt phát ban đã vội đến cơ sở y tế tiêm phòng nhưng lúc này đã muộn, virus đã xâm nhập vào bào thai. Lúc này, các thai phụ sẽ được theo dõi và bị chỉ định bỏ thai nếu như siêu âm cho kết quả bất thường. Bệnh do không có biểu hiện rõ ràng, dễ lây lan nên thai phụ dễ chủ quan, không quan tâm nên khi biết thì bệnh đã nặng hơn.
Thai phụ bị sốt phát ban phải làm gì?
Với chị em phụ nữ, khi xác định có thai thì nên đi tiêm phòng tại các cơ sở y tế, trước khi có thai từ 1 – 3 tháng. Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh hội chứng sốt phát ban bẩm sinh. Với những trường hợp thai phụ chưa tiêm phòng thì nên cách ly với những người bị sốt phát ban, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Thai phụ nên ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm, giữ gìn vệ sinh.
Khi phát hiện ra mình bị sốt phát ban hoặc có dấu hiệu bất thường về cơ thể, chị em cần nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, tránh những nguy cơ không mong muốn về sau này.
Có thể nói, sốt phát ban không có thuốc đặc trị, bởi vậy khi thai phụ bị sốt phát ban không nên tự ý dùng thuốc vì nó rất nguy hiểm cho thai nhi sau này. Chị em nếu sốt nhẹ nên dùng khăn lạnh vừa phải để chườm, chú ý bổ sung chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, bổ sung nước chanh, nước cam và ăn nhiều rau ngót để tăng thêm vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Với những trường hợp bị sốt cao, co giật thì người nhà nên đặt thai phụ nằm nghiêng nơi thoáng mát, đặt vật mềm giữa hai hàm răng để tránh cắn phải lưỡi. Nên đưa thai phụ tới bệnh viện khẩn trương khi bệnh có diễn biến xấu.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Mẹ bị sốt có thể cho bé bú được không?
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ
Cách dùng thuốc hạ sốt hiệu quả
Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách: Bạn có biết?
Ung thư phổi gây nổi hạch ở đâu?
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm:
- Cẩn trọng với sốt phát ban ở thai phụ
- Thai phụ sốt phát ban có gây dị dạng thai nhi hay không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!