Khi mệt mỏi, bạn có nguy cơ mắc những bệnh gì?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Cảm giác mệt mỏi và uể oải chưa phải điều tồi tệ nhất mà bạn gặp phải.

Bạn có biết nguyên nhân gây mệt mỏi cho bạn khi ốm chính là phần lớn năng lượng đã được hệ miễn dịch sử dụng để tiêu diệt những 'vị khách không mời'?

Quá trình chống chọi lại với vi khuẩn xâm nhập cơ thể của hệ miễn dịch tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Không ngạc nhiên gì khi bạn thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải khi mang bệnh bởi cơ thể dành phần năng lượng ưu tiên cho hoạt động của hệ miễn dịch. Tiến sĩ Y khoa Anne Cappola, Trưởng khoa Nội tiết, tuần hoàn tại đại học Pennsylvania (Mỹ), cho hay, có rất nhiều bệnh có khả năng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Không chỉ vậy, hiện tượng mệt mỏi cũng đến với bạn từ nhiều biểu hiện khác nhau mà nếu không chú ý sẽ khó lòng nhận ra. Đó có thể là cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt sức lực vào cuối ngày, không thể hoàn thành những bài tập thường ngày hay chỉ đơn giản là thèm ngủ nhiều hơn mọi khi.

Tiến sĩ cũng bày tỏ quan điểm những dấu hiệu mệt mỏi này rất khó nắm bắt. Thông thường chúng biểu hiện qua những biểu hiện vật lý nhưng cũng có lúc lại là sự mệt mỏi tinh thần. Mọi người hầu hết đều không đánh giá đúng tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và đây là sai lầm nghiêm trọng. Chỉ những người từng trải qua cơn stress nghiêm trọng mới biết chúng gây ra mệt mỏi không kém gì những chấn thương vật lý.

Khi mệt mỏi, bạn có nguy cơ mắc những bệnh gì?

Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh

Việc xác định mức độ tổn thương vật lý và tinh thần góp phần chẩn đoán chính xác nguyên nhân của chúng. Tìm được nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến của chứng mệt mỏi này:

Suy giảm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp 'đình công' là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng uể oải. Tiến sĩ Sland Bener, Chủ nhiệm khoa Sinh học tại đại học Stanford (Mỹ) cho hay, tuyến giáp tuy chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại đảm nhiệm vai trò điều tiết toàn bộ năng lượng trong cơ thể bao gồm cả việc phân phát cho hệ miễn dịch. Tuyến giáp hoạt động không hiệu quả sẽ khiến năng lượng không được phân bổ đều dẫn tới việc các cơ quan ì ạch vận động khi không đủ năng lượng. Theo thống kê, có đến 11 triệu người Mỹ đang phải chịu đựng hội chứng tồi tệ này.

Tuy vậy, cảm giác mệt mỏi và uể oải chưa phải điều tồi tệ nhất mà bạn gặp phải. Đi kèm với đó, những rắc rối như tăng cân, táo bón, khô da, rối loạn thân nhiệt… sẽ đe dọa bạn khi tuyến giáp không đủ điều tiết toàn bộ hoạt động.

Nguyên nhân suy nghĩ nhiều khiến bạn mệt mỏi (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Tuyến thượng thận gặp trục trặc

Tuy không phổ biến như suy giảm chức năng tuyến giáp nhưng những rắc rối của tuyến thượng thận cũng khiến cơ thể bạn rã rời không kém. Chuyên gia Y khoa Centaur Dlark tại Hiệp hội sức khỏe và phát triển y sinh cho hay, tuyến thượng thận không hoạt động hiệu quả sẽ gây ra không ít vấn đề cho hệ thống tuần hoàn. Sản sinh thiếu lượng hormone cortisol là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi chúng phá vỡ cân bằng của hệ thống hormone trong cơ thể. Ông cũng cho biết, đau đầu, sụt cân, đau nhức bất thường hay tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến thượng thận của bạn đang kêu cứu.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Còn được biết đến với cái tên tổn thương viêm não tủy, hội chứng này thuộc nhóm những tổn thương về tinh thần. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và việc thực hiện những công việc thường ngày cũng trở nên vô cùng khó khăn. Nhà nghiên cứu Doulge Pulssy cho biết, đau nhức đầu và nhận thức mơ hồ về mọi chuyện là những dấu hiệu mà người mắc chứng mệt mỏi mãn tính gặp phải. Các chuyên gia cho rằng hiện tượng này gây ra bởi những khối sưng tại vỏ não chèn ép và gây ức chế lên hệ thần kinh.

Thiếu máu

Khi mệt mỏi, bạn có nguy cơ mắc những bệnh gì?

Khi mệt mỏi, cần cảnh giác thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng thành phần oxy trong máu quá thấp, không đủ để nuôi dưỡng những cơ quan trong cơ thể. Tiến sĩ Sulos Carry, nhà nghiên cứu kiêm bác sĩ nội khoa tại Viện hàn lâm Y học Strandly (Bỉ) cho hay: 'Thiếu máu có rất nhiều dạng nhưng tất cả chúng đều khiến cơ thể mệt mỏi'. Tiến sĩ cũng cho biết, thiếu hụt vitamin B12, chu kì kinh nguyệt kéo dài và nhiễm khuẩn Polip là những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu. Ngoài việc cảm thấy mệt mỏi, những người thiếu máu còn thường xuyên gặp những hiện tượng như tim đập nhanh, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí còn bị choáng.

Tiểu đường

Khát nước, tiểu tiện nhiều và mệt mỏi là 3 dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đã mắc tiểu đường. Theo tiến sĩ Sukol, hiện tượng này là kết quả của việc cơ thể cố gắng điều tiết lượng đường trong máu nhưng không thành. Việc cơ thể luôn trong tình trạng quá tải khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi và uể oải.

Trầm cảm

Khi mệt mỏi, bạn có nguy cơ mắc những bệnh gì?

Số người trầm cảm ngày càng tăng lên

Trầm cảm là sự rối loạn tâm lý có khả năng gây ra suy sụp tinh thần và tự đẩy cơ thể vào tình trạng mệt mỏi. Stew Gard, dược sĩ tại phòng khám tư nhân Hetness cho biết, vấn đề tâm lý của người trầm cảm khá khó để nắm bắt nên đến nay, nguyên nhân thực sự gây mệt mỏi cho người trầm cảm vẫn còn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, những hệ quả của chứng trầm cảm thì không cần bàn cãi. Buồn chán, mất cảm giác ngon miệng và gặp vấn đề tập trung là những ảnh hưởng lớn nhất tới sinh hoạt hàng ngày của những người mắc trầm cảm.

Chứng viêm màng tim

Theo tiến sĩ Carry, viêm màng tim là một dạng nhiễm khuẩn của cơ thể. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và tấn công vào những lớp màng tim gây ra hiện tượng này. Những người có tiểu sử tim mạch hoặc sử dụng các thiết bị nhân tạo hỗ trợ thường sở hữu nguy cơ đối mặt với hiện tượng này lớn nhất.

Ngạt thở khi ngủ

Theo Viện nghiên cứu Trung ương về sức khỏe con người tại Mỹ, ngạt thở khi ngủ gây ra bởi các vấn đề hô hấp khi không khí bị cản trở trong quá trình ngủ. Tình trạng này khiến giấc ngủ bị gián đoạn và người mắc bệnh không thể tiến vào giấc ngủ sâu. Tuy không nguy hại gì đến tính mạng và khó để nhận biết, tác động của chúng lên sức khỏe lại rất rõ rệt. Bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ trong ngày hôm sau dù đinh ninh rằng mình đã dành đủ 8 tiếng tối hôm trước cho giấc ngủ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!