Khi xuất hiện dấu hiệu này: Cẩn thận với bệnh ung thư miệng

Cần biết - 03/29/2024

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư khoang miệng đã được công bố đó là thuốc lá, rượu bia, kích thích cơ học...

Khi xuất hiện dấu hiệu này: Cẩn thận với bệnh ung thư miệng

Lăn tăn với nốt trắng nhỏ

Mới đây, nữ diễn viên nổi tiếng của Nhật Bản bị ung thư khoang miệng sau 1 thời gian nhầm với nhiệt miệng.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ông Nguyễn Văn H (47 tuổi, quê Diễn Châu, Nghệ An)cũng đang sống chung với ung thư miệng. Ông H kể ông điều trị ung thư miệng từ tháng 7 năm 2018.

Khi phát hiện ung thư miệng chỉ là một nốt trắng trắng bên niêm mạc má. Ông nghĩ là nhiệt miệng và không để ý đến nó. Vết trắng trắng ban đầu nhỏ như đầu tăm, 2 tháng sau to như hạt cơm và gồ ghề nhưng không gây đau nên ông càng chủ quan hơn.

Khi xuất hiện dấu hiệu này: Cẩn thận với bệnh ung thư miệng

Hút thuốc lá dễ gây ung thư miệng

Sáng nào ông cũng lấy lá lược vàng ngậm với hi vọng cái nốt nhiệt biến mất nhưng vẫn không hết. Một lần ra Hà Nội thăm em gái đang điều trị ở viện, ông thấy không an tâm với nốt nhiệt miệng của mình lắm nên vào bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ khám và sinh thiết niêm mạc vết loét. 1 tuần sau kết quả đó là ung thư khoang miệng.

Khai thác tiền sử, ông H cho biết mình vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu. Rượu ông không uống nhiều nhưng ngày nào cũng phải làm một vài chén nhỏ để ăn uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên, trường hợp của ông H được phát hiện sớm. Ông phẫu thuật và xạ trị, bệnh tiến triển tốt, 6 tháng ông H kiểm tra sức khỏe 1 lần.

Theo bác sĩ Hoàng Đào Chinh – Khoa Xạ trị, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 40%.

Bác sĩ Chinh cho biết khoang miệng có vai trò nhai nghiền thức ăn, đồng thời phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như kích thích hóa học và cơ học: thuốc lá, rượu bia và thức ăn, răng có bờ sắc cạnh…

Khi xuất hiện dấu hiệu này: Cẩn thận với bệnh ung thư miệng

Những đốm trắng bất thường ở miệng

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư khoang miệng đã được công bố đó là thuốc lá, rượu bia, kích thích cơ học (răng có bờ sắc cạnh, răng giả chất lượng kém…), kích thích hóa học (chất cay, thực phẩm có hàm lượng muối cao…), tổn thương niêm mạc do nhiễm trùng (viêm quanh răng, viêm xoang hàm), nhiễm vi rút (các vi rút viêm gan, HPV…), tuổi tác.

Trong những yếu tố này, bác sĩ Chinh nhấn mạnh thuốc lá và rượu bia là hai yếu tố có mối liên quan phổ biến nhất với ung thư khoang miệng.

Theo thống kê của dịch tễ học, thuốc lá là kẻ thù của mọi bệnh tật, đã gây tử vong gần 100 triệu người trong thế kỷ 20 và dự đoán sẽ gây tử vong cho 1 tỷ người trong thế kỷ 21. Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (IARC) đã xác định 72 chất gây ung thư trong hơn 4000 chất hóa học có trong khói thuốc lá.

Khác với thuốc lá, rượu hay ethanol không phải là chất gây ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (IARC) ghi nhận rượu là chất gây ung thư vì sản phẩm chuyển hóa acetaldehyde sinh ra trong cơ thể từ rượu. Cơ chế gây ung thư có thể trực tiếp hoặc gián tiếp theo các tương tác sinh học khác nhau.

Với những người vừa nghiện cả rượu và thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên do tác dụng cộng hợp từ các chất gây ung thư sinh ra hai yếu tố nguy cơ trên.

8 dấu hiệu ung thư khoang miệng

Để xác định dấu hiệu sớm của ung thư khoang miệng, bác sĩ Chinh cho biết theo tài liệu của các tác giả Nhật Bản đã tổng kết 8 dấu hiệu khách quan và chủ quan để tầm soát tổn thương niêm mạc khoang miệng như sau:

1. Hạt cơm màu trắng, thường xuất hiện tại lợi hàm hoặc niêm mạc má, và hầu hết không có triệu chứng.

2. Chấm trắng xuất hiện trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều.

3. Tổn thương niêm mạc gây ra bởi răng giả hoặc bờ răng sắc nhọn, và không lành sau 2 tuần.

4. Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ. Niêm mạc trên bề mặt bình thường.

5. Tổn thương niêm mạc không rõ nguyên nhân, và không lành sau 2 tuần.

6. Tổn thương không lành sau nhổ răng, sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào tổn thương.

7. Một vùng niêm mạc khoang miệng trở nên đỏ và gây đau rát, khó lành.

8. Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng hơn.

Khi thấy có các dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra phát hiện sớm ung thư vùng miệng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!