Các vấn đề về da
Khi cơ thể bị mất nước sẽ làm chậm lưu thông máu khiến da không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Lúc này, da sẽ dễ bị khô, nhợt nhạt, khả năng phục hồi và tái tạo cũng chậm hơn. Từ đó, da rất dễ bị lão hóa và xuất hiện nếp nhăn.
Hơi thở hôi
Nước bọt có đặc tính chống vi khuẩn và là một chất khử trùng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ chất lỏng cho cơ thể hoạt động thì cơ thể sẽ không sản xuất đủ nước bọt. Điều đó có thể dẫn đến rất nhiều vi khuẩn phát triển trong miệng và gây ra mùi hôi khó chịu.
Cholesterol cao
Việc mất nước làm tăng nồng độ lipid trong máu. Lâu ngày, các lipid này lắng đọng trong các thành mạch gây cản trở quá trình tuần hoàn máu. Từ đó, máu không được vận chuyển đầy đủ về các cơ quan, đặc biệt là tim nên dễ gây ra các vấn đề về tim mạch cũng như các vấn đề nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Gây hại thận
Một khi cơ thể không đủ nước thì thận không thể nào thải độc hiệu quả. Điều này có nghĩa là các chất cặn, chất độc sẽ lắng lại và tích tụ nên dễ dẫn đến các vấn đề về thận.
Ngoài ra, tiến sĩ Joseph N. Chorley thuộc Bệnh viện Nhi Đồng Texas còn cho biết rằng: 'Khi cơ thể bị mất nước, máu thay vì chảy về ruột và thận sẽ chuyển hướng một phần sang tim và não. Từ đó khiến thận không đủ oxy lẫn dinh dưỡng để hoạt động nên dễ bị hư tổn hơn'.
Các vấn đề về tiêu hóa, táo bón
Một nguyên nhân chính của tiêu hóa kém là do bạn uống nước quá ít. Bởi lúc này, dạ dày không đủ nước để tiêu hóa thức ăn nên dễ gây viêm loét và trào ngược axit. Các nghiên cứu cho thấy nước có thể cân bằng độ pH cho dạ dày và làm giảm các triệu chứng trào ngược axit hiệu quả.
Ngoài ra, thiếu nước còn gây táo bón bởi nước là chất giúp thực phẩm di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Nếu cơ thể bị mất nước, ruột già sẽ tận dụng bất cứ lượng nước nào có thể lấy từ thực phẩm đi qua ruột, từ đó làm nó trở nên quá khô và gây ra táo bón.
Mệt mỏi, đau đầu
Thiếu nước làm chậm mọi hoạt động của các cơ quan nên dễ khiến bạn thấy buồn ngủ và mệt mỏi hơn. Ngoài ra, thiếu nước còn gây ra tình trạng nhức đầu dai dẳng. Bởi khi cơ thể mất nước sẽ khiến các mô não co lại, dẫn đến các cơn đau đầu. Ngoài ra, khi mất nước, lượng oxy le não không đủ cũng là nguyên nhân khiến bạn đau đầu nhiều hơn.
Vậy uống nước thế nào là tốt cho sức khỏe?
Tiến sĩ William Roberts, người sáng lập Viện Y học Thế giới đã đưa ra vài lời khuyên sau:
- Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống cách khoảng để cơ thể hấp thụ từ từ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
- Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.
- Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa. Nước tiểu có màu vàng đậm là bạn cần uống thêm nước, ngược lại nước tiểu có màu vàng sáng và trong là bạn đang uống đủ nước mỗi ngày.
Qua đây, chúng ta đã tìm hiểu được các tác hại của việc uống ít nước. Do đó, hãy cố gắng nạp ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe ở mức ổn định bạn nhé!
Nguồn: Theactivetimes
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!