Là chồng nhất định phải biết điều này để chăm vợ mang thai

Nam - 11/24/2024

Mang thai là quá trình rất vất vả đối với phụ nữ mà cánh đàn ông không thể làm thay. Nhưng một người đàn ông tốt sẽ cố gắng tìm hiểu những thông tin có ích nhất đối với thai kỳ của vợ để thấu hiểu, thông cảm và chăm sóc cho cô ấy.

Mang thai là quá trình rất vất vả đối với phụ nữ mà cánh đàn ông không thể làm thay. Nhưng một người đàn ông tốt sẽ cố gắng tìm hiểu những thông tin có ích nhất đối với thai kỳ của vợ để thấu hiểu, thông cảm và chăm sóc cho cô ấy.

Giai đoạn đầu mang thai

Ba tháng đầu khi vợ mới mang thai chưa có quá nhiều áp lực nhưng chồng vẫn nên biết rõ để chuẩn bị tâm lý cho cả mình lẫn vợ.

Tuần 1 và 2: chuẩn bị làm cha

Khi hai vợ chồng xác định mình sẽ có con thì chồng hãy bắt đầu học cách tính ngày rụng trứng để tìm ra ngày tốt nhất và giúp cô ấy tạo mầm mống sinh mạng ngay thôi.

Tuần 3 và 4: bỏ rượu và chuẩn bị tinh thần để lên chức bố

Sau khi trải qua quá trình cố gắng “tạo người” chồng nên bắt đầu giảm việc uống rượu của cả mình và vợ. Vì có thể thai sẽ được thụ trong thời gian này và cồn không tốt cho phôi thai. Sau đó hãy chờ đợi để có kết quả thử thai chính xác.

Là chồng nhất định phải biết điều này để chăm vợ mang thai

Tuần 5: có kết quả mang thai

Sau khoảng 4 - 5 tuần từ thời điểm quyết định thụ thai thì bạn sẽ có được kết quả kiểm tra thai chính xác nhất. Khi đã xác định rõ rằng vợ đang mang thai chồng nên ngay lập tức bỏ thuốc để bảo vệ sức khoẻ cho vợ và đứa con đang thành hình.

Tuần 6 – 7: vợ nôn nghén và chán ăn

Nghén là một việc vất vả và khổ sở nhất của các bà bầu do những thay đổi trong cơ thể. Giai đoạn này bà bầu không chỉ nôn rất nhiều mà còn chán ăn, khó chịu với mùi thực phẩm.

Để duy trì sức khoẻ cho vợ, hãy cố gắng chăm sóc cô ấy, tìm kiếm những món cô ấy thèm ăn và vỗ về mỗi khi vợ nôn ói.Tìm kiếm những loại thực phẩm duy trì dinh dưỡng cho vợ như bánh quy dinh dưỡng, sữa dành cho người ốm nghén. Chăm sóc vợ khi mang thai không dễ, hãy cố gắng ngay từ những tuần đầu tiên để vợ biết bạn luôn bên cô ấy.

Tuần 8: thay đổi kích cỡ ngực

Do thay đổi hormone cơ thể nên ngực của thai phụ sẽ bắt đầu lớn lên, sưng, đau nhức. Không nên tỏ ra khó chịu với việc bầu ngực lớn lên, hãy cố xoa dịu sự đau nhức của bầu ngực bằng cách mát-xa cho vợ, hoặc an ủi để cô ấy dễ chịu hơn về mặt tâm lý.

Tuần 9: thay đổi cảm xúc

Bà bầu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong cơ thể nên cảm xúc trong khoảng tháng thứ hai trở đi trở nên rất thất thường. Cô ấy sẽ thường xuyên cáu giận, dễ mủi lòng, dễ khóc và dễ buồn phiền.

Các ông chồng tốt hãy an ủi vợ đi, và xác định rằng bạn sẽ phải chịu đựng điều này thêm rất lâu cho đến khi vợ bạn kết thúc quá trình mang thai.

Tuần 10: đưa vợ đi khám thai

Từ tuần thứ 10 trở đi bà bầu cần tuân thủ lịch khám thai và rất cần có chồng cùng đi, cùng chia sẻ những lo lắng và làm chỗ dựa cho mình trong mỗi lần tới bệnh viện kiểm tra.

Tuần 11: thay vợ làm những việc nặng nhọc

Từ tháng thứ ba, bà bầu không nên làm các việc nặng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy giúp vợ bạn những việc như mang xách nặng, dọn dẹp nhà cửa, khiêng đồ đạc để giảm gánh nặng cho cô ấy.

Tuần 12 – 13 : tâm sự về đứa trẻ

Mọi bà mẹ đều háo hức khi chuẩn bị sinh con dù đó là thai đầu hay thai thứ hai, thứ ba. Tích cực tâm sự với cô ấy, hỏi thăm những thông tin về đứa trẻ, thể hiện sự quan tâm và tỏ rõ vai trò làm cha ngay trong giây phút này. Nếu cô ấy không tâm sự với bạn nhưng lại nói chuyện với bạn bè thì hãy xem lại. Rất có thể bạn chưa đủ quan tâm, chăm sóc vợ khi mang thai chưa đủ tận tình.

Là chồng nhất định phải biết điều này để chăm vợ mang thai

Giai đoạn giữa thai kỳ

Tuần 14: quan hệ tình dục

Sau ba tháng đầu bạn và vợ có thể quan hệ lại mà không sợ tác động xấu tới bào thai nữa. Nhưng hãy nhớ phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận để không đụng chạm tới tử cung của vợ.

Tuần 15: chọn tên cho con

Lúc này bạn đã biết được giới tính của bé, nên hãy làm một số việc ý nghĩa cho con như chọn tên cho bé. Trò chuyện với vợ về những cái tên bạn thích và bày tỏ để vợ biết bạn cũng yêu con.

Tuần 16 – 17 : thay đổi vóc dáng

Từ thời điểm này thai nhi bắt đầu to lên và dáng vóc của bà bầu sẽ thai đổi. Nhiều người rất để ý điểm này và có thể bị stress hay trầm cảm do mất dáng. Hãy theo sát tâm lý của vợ, đừng ngại bày tỏ suy nghĩ của mình để giúp cô ấy bớt lo lắng, e ngại.

Tuần 18 – 20: trắc nghiệm dị tật thai nhi

Đây là những tuần cuối cùng có thể phát hiện ra những dị tật không mong muốn của đứa trẻ. Hãy tích cực đưa vợ đi khám thai, theo sát vợ và giúp vợ cân bằng tâm lý, giảm bớt lo lắng. Thay cô ấy làm những việc trong gia đình để vợ có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng thai.

Tuần 21 – 26 : máy thai và nghe nhịp đập tim thai

Từ tháng thứ 5 đứa bé sẽ có những cử động đầu tiên, người mẹ có thể tự cảm nhận, còn ông bố có thể nghe bằng cách áp tai vào bụng vợ hoặc sờ bằng tay để cảm nhận những cú búng nhẹ nhàng của con.

Tuần 27: gò bụng

Những co thắt tử cung tự nhiên bắt đầu xuất hiện từ tuần 27. Không cần quá lo lắng vì chúng không gây đau và cũng không phải dấu hiệu sinh con.

Là chồng nhất định phải biết điều này để chăm vợ mang thai

Giai đoạn cuối thai kỳ

Tuần 28 – 30 : quyết định cách cho bú và chuẩn bị tâm lý

Bước vào giai đoạn ba tháng cuối của quá trình mang thai bạn cần thực hiện một số việc chuẩn bị cho sinh nở. Chăm sóc vợ khi mang thai không chỉ quan tâm tới sức khoẻ mà hãy chú ý tới tâm lý của vợ. Hãy để vợ bạn quyết định xem đứa trẻ sẽ được bú mẹ hay bú bình sau khi sinh ra. Trao đổi với vợ những thông tin về việc chăm em bé sau khi sinh để giảm áp lực tâm lý, tránh cô ấy lâm vào tình trạng sợ hãi trước lúc sinh.

Tuần 31: bố bị “nghén”

Tâm lý lo lắng khiến những người cha trở nên dễ mệt mỏi, có thể nôn ói hoặc chán ăn y như tình trạng nghén của các bà bầu khi mới mang thai. Nếu bạn bị nghén, xin chúc mừng, vì mối liên hệ tâm lý sau này của hai bố con sẽ tốt đẹp và tâm ý tương thông một cách bất ngờ.

Tuần 32: đăng ký hồ sơ sinh

Chuẩn bị trước không thừa, hãy liên hệ bác sĩ sản khoa bạn tin cậy, đăng ký hồ sơ sinh nở ở bệnh viện bạn muốn.

Tuần 33 – 34 : chuẩn bị đồ sinh

Lên danh sách và mua sắm đầy đủ những đồ dùng cần thiết khi chuyển dạ để có thể sẵn sàng bất cứ khi nào.

Tuần 35: sinh sớm

Nhiều bà bầu sinh con lần đầu có khả năng sinh sớm khi đến tuần 35 nên bạn cần hết sức sẵn sàng cho trường hợp này.

Tuần 36: đặt lịch hẹn xe đi sinh

Tìm kiếm một tài xế đáng tin và giữ số điện thoại của họ để chắc rằng bạn có thể gọi xe bất cứ lúc nào khi vợ chuyển dạ. Những hành động này là cách chăm sóc vợ khi mang thai ý nghĩa nhất mà bạn có thể làm.

Tuần 37: học thở

Vợ bạn sẽ rất lo lắng khi tới ngày sinh, hãy an ủi, cùng cô ấy nói chuyện và học cách thở khi vượt cạn cùng vợ để cô ấy có thể sinh dễ hơn.

Tuần 38: rà soát đồ dùng cần thiết

Chẳng bao lâu nữa vợ bạn sẽ sinh. Rà soát lại các món đồ cần thiết, chuẩn bị thêm một số tài chính và vật dụng để có thể ứng phó ngay với các trường hợp khẩn cấp.

Tuần 39: tìm hiểu cách chăm sóc con

Lúc này bạn nên nắm vững cách chăm con, trao đổi kinh nghiệm với các ông bố khác hoặc tìm đọc sách để biết cách chăm sóc cho vợ và đứa con cưng sắp ra đời.

Tuần 40: dọn dẹp vật dụng trong nhà

Bé sẽ ra đời trong tuần 40 nên hãy dọn dẹp hết các vật dụng có thể gây bị thương cho con trong gia đình nhé.

Tuần 41: quá ngày dự sinh

Có rất nhiều trường hợp sinh muộn nên không cần lo lắng, cứ chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó bất cứ khi nào trở dạ.

Tuần 42: chậm sinh

Nếu thấy qua ngày dự sinh đã lâu tức là vợ bạn sinh muộn, hãy đến bác sĩ nếu không yên tâm. Ngoài ra hãy thư giãn và làm một số việc khác để không cần lo lắng quá nhiều về việc sinh muộn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!