Chọn cà chua chín tự nhiên
Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, nhưng không chín đều, vỏ quả căng mọng và nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy phần nhũ lấm tấm ở thịt qua vỏ. Khi sờ vào cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm. Bổ ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột chín đỏ, mềm và có bột.
Không nên dự trữ cà chua
Bảo quản cà chua bằng cách chế biến thành nước sốt giúp bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, việc mua lượng lớn cà chua đến mức không dùng kịp dễ khiến chúng bị hỏng, buộc phải loại bỏ gây lãng phí lớn.
Trong khi đó, cà chua giấm bằng thuốc hóa học thường cứng, không thơm. Khi nấu, cà chua chín giấm thường lâu nhừ hoặc khi nhừ chỉ có ít bột và màu đỏ nhợt nhạt.
Không nên bảo quản cà chua bằng tủ lạnh
So với các loại quả khác, cà chua không được khuyến khích bảo quản trong tủ lạnh. Việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp khiến chúng dễ mất đi hương vị đặc trưng, thậm chí phần thịt có thể bị ủng nước, dễ dập nát.
Dùng dao răng cưa cắt lát cà chua
Việc tiện tay dùng lưỡi dao phẳng để cắt khiến cà chua dễ bị chảy nước ra ngoài. Thay vào đó, hãy lựa chọn loại dao với thiết kế răng cưa, chất liệu thép không gỉ sẽ tốt hơn nhiều.
Tận dụng nước sôi để bóc cà chua dễ dàng
Để bóc vỏ cà chua, chị em chỉ cần dùng dao khứa nhẹ một hình chữ thập, nhúng vào nước sôi khoảng 30 giây. Tiếp đó, cho cà chua vào ngâm trong một bát nước lạnh rồi nhẹ nhàng tách vỏ.
Không sử dụng chảo nhôm, gang khi chế biến cà chua
Việc sử dụng nồi, chảo chất liệu nhôm, gang để chế biến khiến các loại a-xít trong cà chua dễ gây ra phản ứng hóa học, làm giảm hương vị đặc trưng của món ăn cũng như độ bền của dụng cụ nấu bếp.
Muốn bảo quản tốt, bạn nên để cà chua ở nơi khô ráo thoáng mát, duy trì nhiệt độ phòng, tránh để trong túi nilon vì nó khá kín và hấp hơi. Với cách này, cà chua sẽ để được từ 2 đến 3 ngày.
Dùng táo để 'thúc' cà chua nhanh chín
Không nên lạm dụng các loại thuốc hóa học, muốn cà chua chín nhanh hơn bạn chỉ cần bỏ cà chua vào túi cùng vài quả táo.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!