Làm gì để vượt qua nỗi sợ mang tên “ung thư”?

Sống Khỏe - 05/04/2024

Ung thư chưa phải là dấu chấm hết đối với cuộc đời bạn. Các lời khuyên trong bài sẽ giúp bạn phần nào vượt qua nỗi sợ "ung thư"

Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Chính nỗi lo sợ, sự bi quan hay chán nản là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong.

Đa số những người được chẩn đoán ung thư đều bị choáng khi nghe kết quả và hầu như không còn quan tâm gì sau đó nữa. Sau cú sốc ban đầu này, bạn hãy trấn tĩnh để có thể bắt đầu tìm kiếm các thông tin và sự trợ giúp theo những hướng dẫn cơ bản sau.

Tự tìm hiểu kiến thức về tình trạng bệnh ung thư của bản thân 

Đừng ngại hỏi bác sĩ, y tá hoặc chuyên viên y tế để hiểu kĩ lưỡng về các thủ thuật hoặc thuật ngữ y tế. Họ sẽ luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi cũng như giải quyết các mối bận tâm của bạn. Hiểu thêm về bệnh của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc điều trị.

Hơn nữa, bạn cũng đừng quên hỏi gia đình và bạn bè để cùng nhau sàng lọc các thông tin. Ngoài ra, việc trao đổi, thảo luận cùng với bệnh nhân khác và gia đình của họ về ung thư cũng như các phương pháp điều trị cũng là một cách hiệu quả.

Tìm kiếm sự hỗ trợ trong hành trình chống lại bệnh thư 

Đừng cố gánh chịu mọi thứ một mình mà hãy kiếm sự giúp đỡ khi bạn cảm thấy bản thân mình không đủ sức để vượt qua. Bạn hãy yên tâm vì có rất nhiều nguồn lực sẵn có nhằm hỗ trợ bệnh nhân ung thư và gia đình của họ.

Những nhân viên công tác xã hội luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về ung thư chẳng hạn như phương pháp chẩn đoán, điều trị và tình trạng cá nhân. Họ cũng có thể cung cấp kiến thức và tư vấn cho bạn về việc thay đổi lối sống khi mắc bệnh.

Tham gia các buổi tư vấn

Bằng cách tham gia các buổi tư vấn cá nhân, bạn có thể dễ dàng bày tỏ cảm xúc nhạy cảm và thầm kín liên quan đến ung thư cũng như các ảnh hưởng của nó lên cuộc sống hay các mối quan hệ của bạn. Ngoài ra, các nhà tư vấn tâm lý luôn cố gắng đề xuất một kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Kế hoạch này sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như với những người bị trầm cảm trong thời gian mắc bệnh thì họ có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kê đơn kèm với thuốc điều trị ung thư.

Giảm căng thẳng trong khi chiến đấu với ung thư 

Bạn nên giữ một thái độ tích cực và chấp nhận một sự thật rằng sẽ có những việc xảy ra bất ngờ khiến bản thân không thể kiểm soát được. Ngoài ra, việc giữ vững cảm xúc, ý kiến và niềm tin của mình thay vì giận dữ, buồn bã là vô cùng quan trọng.

Hơn nữa, việc tập thể dục trong thời gian trị bệnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng cần thiết. Cơ thể có thể chống lại sự căng thẳng tốt hơn khi bạn có sức khỏe ổn định. Cho dù có căng thẳng đến mức nào, bạn cũng tuyệt đối không được uống rượu hoặc dùng các chất kích thích để xoa dịu tâm trạng của mình.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • 9 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
  • Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư vú
  • Điểm mặt 5 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất (Phần 1)
  • Điểm mặt 5 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất (Phần 2)
  • 5 căn bệnh ung thư có thể thuyên giảm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!