Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?

Tủ Thuốc Gia Đình - 05/18/2024

Khi mang thai 3 tháng cuối, cơ thể của mẹ có rất nhiều sự thay đổi so với trước. Ngoài những sự thay đổi về thể chất như tăng cân quá nhanh do thai lớn dần trong bụng, mẹ bầu còn dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe trong giai đoạn này. Phải làm sao?

Khi mang thai 3 tháng cuối, cơ thể của mẹ có rất nhiều sự thay đổi so với trước. Ngoài những sự thay đổi về thể chất như tăng cân quá nhanh do thai lớn dần trong bụng, mẹ bầu còn dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe trong giai đoạn này. Phải làm sao?

Đứng dậy quá nhanh

Lý do: Điều này xảy ra không chỉ đối với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối mà ở những người bình thường cũng có thể bị. Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn xuống phía dưới bàn chân và bắp chan, do đó khi đứng dậy đột ngột, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên khiến cho cho huyết áp mẹ bị giảm đột ngột, gây choáng váng và tối sầm mặt mày.

Cách khắc phục: Mẹ bầu không nên đột ngột đứng dậy khi đang ngồi mà nên đứng dậy một cách từ từ. Mẹ bầu cũng không nên di chuyển ngay lập tức sau khi đứng dậy mà nên đứng im một lúc để cơ thể cân bằng. Ngoài ra, việc ngồi im một chỗ trong thời gian khá dài cũng khiến cho máu không lưu thông được lên phía trên, gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?

Nên đứng dậy một cách từ từ.

Nằm ngửa

Lý do: Thai nhi phát triển càng lớn, quá trình tuần hoàn máu ở chân mẹ càng trở nên chậm chạp hơn do trọng lượng của thai gây áp lực lên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của mẹ. Việc nằm ngửa trong thời gian này thật là một điều “tệ hại” và khiến cho vấn đề càng trầm trọng hơn. Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng trong khi huyết áp giảm khiến cho mẹ cảm thấy choáng ván, khó chịu, buồn nôn.

Cách khắc phục: Nằm ngửa và nằm sấp là 2 điều tối kỵ đối với mẹ bầu trong thời gian này. Mẹ nên nằm ngửa và đặt một chiếc gối mềm ở bên hông để giảm bớt tình trạng đau đầu, chóng mặt đồng thời ngủ ngon hơn.

Thiếu dinh dưỡng

Lý do: Ăn không đủ khiến cho mẹ bầu có thể bị hạ đường huyết, từ đó bị hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất. Đối với những mẹ bầu sức đề kháng rất yếu, nên việc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cho mẹ bị chóng mặt, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, việc cơ thể bị thiếu nước cũng gây ra tình trạng tương tự

Cách khắc phục: Ăn đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Để tránh việc bị hạ đường huyết, mẹ bầu nên chia các bữa ăn thành các bữa ăn nhỏ bên cạnh 3 bữa chính. Một số mẹ bầu sợ tăng nhiều cân nên không dám ăn, điều nảy là rất nguy hiểm.

Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?

Ăn đủ dinh dưỡng là cách giữ gìn sức khỏe quan trọng cho mẹ bầu.

Thiếu máu

Lý do: Thiếu máu khiến cho lượng hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác bị giảm. Kết quả mẹ bầu khi bị thiếu máu não sẽ có những dấu hiệu choáng váng, đau đầu, hoa mày chóng mặt, cơ thể mệt mỏi. Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu máu đó là thiếu sắt.

Cách khắc phục: Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, các loại đậu, bí xanh và bí đỏ, ngũ cốc... hoặc sử dụng các viên uống để cung cấp sắt, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Quá nóng

Lý do: Ở lâu trong một môi trường nóng bức dễ khiến cho các mạch máu của mẹ bầu bị giãn ra, gây hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt.

Cách khắc phục: Đối với những mẹ bầu thường xuyên có tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi ở những môi trường nóng bức thì nên tránh xa những nơi đông đúc và mặc quần áo thoáng mát. Không đến những khu vực tắm hơi hay tắm nước quá nóng mà chỉ nên tắm bằng nước ấm.

Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?

Nên tắm bằng nước ấm.

Dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối mẹ nên đi khám

Những dấu hiệu hoa mày chóng mặt ở trên là những triệu chứng bình thường và không quá đáng lo ngại đối với những mẹ bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ. Cảm giác hoa mắt, chóng mặt hay choáng váng khi bị đói hoặc đứng dậy đột ngột thì có thể sẽ qua nhanh ngay sau đó, tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy tình trạng này diễn ra liên tục, thậm chí nghiêm trọng hơn là dẫn đến ngất xỉu hay cơ thể cạn kiệt sức lực thì mẹ bầu nên đi khám để được kiểm tra kỹ tình hình sức khỏe của mình.

Một số triệu chứng đi kèm chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi trong 3 tháng mang thai cuối mẹ bầu có thể gặp đó là thay đổi thị giác (mắt mờ), khó phát âm, ra máu, ngất xỉu. Những tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và có ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu như mẹ bầu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Hãy thực hiện theo lời khuyên của Lily & WeCare để giữ gìn tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!