Có rất nhiều bà mẹ đã chịu đựng không ít đau đớn sau khi con trào đời, và nỗi đau này còn âm ỉ tăng lên theo từng ngày sau khi sinh nếu mẹ bị rạch tầng sinh môn. Phần lớn các mẹ đều nghĩ, tất cả các bà đầu khi sinh đều sẽ bị rạch tầng sinh môn để bé có thể tìm đường ra ngoài tốt hơn, tuy nhiên có rất nhiều cách giúp phụ nữ sinh thường không cần phải rạch cũng có thể vượt cạn thành công.
Làm thế nào để không bị rạch tầng sinh môn
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa là một loại thực phẩm, mỹ phẩm cũng như một loại thuốc đã quen thuộc với phụ nữ Việt Nam. Dầu dừa không chỉ giúp phụ nữ mang thai tránh các hiện tượng rạn da ở ngực và bụng, làm đẹp và làm tăng độ đàn hồi cho da (do chứa nhiều Vitamin E) mà còn giúp các cơ trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
Để giảm nguy cơ bịrạchtầng sinh môn khi đẻ, các mẹ nên dùng dầu dừa để bôi và xoa nhẹ tầng sinh môn trong thời gian cuối của thai kì. Thường thì từ tuần thứ 32 trở đi, bạn nên thoa dầu dừa mà massage hàng ngày trong vòng 5 phút để có thể làm tăng sự đàn hồi cũng như tái tạo tế bào ở tầng sinh môn.
Cách này tuy không đảm bảo 100% mẹ bầu sẽ không bị rạch tầng sinh môn sau sinh nhưng sẽ đam bảo việc tầng sinh môn cũng như cơ cửa mình co giãn tốt, hạn chế việc mẹ bầu bị rạch nhiều , sâu và phải khâu nhiều mũi sau sinh.
Như vậy, dầu đưa có nhiều công dụng hơn rất nhiều thay vì chỉ được biết đến như một loại công cụ làm đẹp và chống khô da
Uống nước lá tía tô
Lá tía tô được rửa sạch đun sôi lấy nước uống là một trong những loại đồ uống được dân gian truyền tai nhau trong nhiều năm với tác dụng chống viêm thần kỳ và kích thích các cơ âm đạo làm việc, co giãn.
Các mẹ chăm chỉ uống nước lá tía tô thường được chỉ định sinh con theo phương pháp sinh thường, vô cùng nhanh chóng và gần như không phải rạchtầng sinh môn.
Ăn rau khoai lang
Rau khoai lang là một trong những loại thực phẩm có thể giúp các mẹ đỡ đau hơn trong thời gian “vượt cạn”. Loại rau này có vị khá ngọt, thơm và tính mát rất tốt cho phụ nữ mang thai và cả phụ nữ sau sinh.
Rau khoai lang có thể được nấu bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể nấu canh chung với thịt, tôm , ốc hoặc luộc lên ăn để cảm nhận vị ngọt và mát cũng như các loại vitamin bổ dưỡng có sẵn trong rau.
Ăn rau khoai lang nhiều không những giúp bạn khi sinh bé không bị rạchtầng sinh môn mà còn phòng tránh được vô số bệnh như nóng trong người hay rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Rau khoai lang hay còn gọi tắt là rau lang.
Mách mẹ mẹo chuyển dạ sớm sinh dễ như ăn cháo
2
Mẹ bị rạch tầng sinh môn cần lưu ý những gì?
Mẹ làm được 5 việc này sẽ không lo "đi đẻ là bị rạch tầng sinh môn”
Những chuyện “khó nói” của mẹ ngay sau sinh
5 điều mẹ bầu cần biết để không phải sinh mổ
Uống nước ép dứa
Mẹ bầu thường chỉ biết dứa là loại quả có các chất làm co bóp tử cũng và dễ gây xảy thai vào những tháng đầu của thai kì, chứ không hề biết dứa còn có nhiều tác dụng khác trong những tháng cuối kì mang thai
Trong quả dứa có hàm lượng khá cao enzyme bromelain có chức năng làm mềm tử cung để việc sinh nở diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vậy nên vào những tuần cuối thai kì mẹ bầu nên ăn nhiều dứa cũng như sử dụng nước ép dứa như một loại thức uống tráng miệng sau bữa ăn.
Nếu 3 tháng đầu tiên của thai kì mẹ bầu không được ăn dứa thì đến tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu nên “kết bạn” với dứa trong mỗi bữa ăn để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ tủ cung làm việc khi sinh, hạn chế tối đa việcrạchtầng sinh môn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!