Làm thế nào để phòng ngừa chấn thương răng ở trẻ?

Chăm sóc răng miệng - 11/24/2024

Tìm hiểu về chấn thương ở trẻ trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Khi trẻ gặp chấn thương ở răng, dấu hiệu đáng chú ý nhất mà bạn thường thấy là chảy máu nướu. Bé có thể bị ê nhức răng hoặc răng có dấu hiệu bị lỏng. Những chấn thương nhỏ này sẽ lành trong vòng 3 ngày. Dấu hiệu phổ biến tiếp theo là răng bị xô lệch (thường là hướng vào trong). Bình thường răng sẽ quay trở về vị trí ban đầu sau vài tuần mà không cần phải điều trị. Nếu răng bé bị nứt thì hãy đưa con bạn tới bác sĩ. Trường hợp bị rụng răng cần mang tới bác sĩ ngay lập tức.

Dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương răng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương răng bao gồm:

  • Tình trạng đau răng có thể rất nhức nhối và kéo dài liên tục. Ở một vài trường hợp, răng chỉ đau khi ta chạm vào răng bằng lực bất kì;
  • Vùng quanh răng bị sưng;
  • Bị sốt hay nhức đầu;
  • Chỗ răng bị nhiễm trùng bắt đầu có mùi hôi.

Bạn nên làm gì khi bé gặp chấn thương răng?

Dưới đây là những điều bạn nên làm khi sơ cứu và chăm sóc chấn thương răng cho trẻ:

Cách sơ cứu khi trẻ bị rụng răng vĩnh viễn

Mặc dù các răng quan trọng không thể trồng lại được nhưng răng vĩnh viễn khi bị rơi ra cần phải được đặt lại vị trí chân răng càng sớm càng tốt. Tốt nhất nên trồng lại răng trong vòng 15 phút từ sau khi chấn thương xảy ra, nếu kéo dài tình trạng sau 2 giờ thì việc trồng lại răng là không thể. Lý tưởng nhất, ngay khi tai nạn xảy ra hãy đặt lại răng vào chân răng ngay lập tức.

  • Rửa răng bằng nước;
  • Đặt lại răng vào chân răng đúng chiều;
  • Nhấn răng xuống bằng ngón cái cho tới khi răng có chiều cao bằng với các răng kế cận;
  • Để bé ngậm một miếng vải để cố định răng cho tới khi bé được đưa tới bác sĩ.

Cách chăm sóc chấn thương răng tại nhà

Đặt một cục đá vào chỗ nướu bị thương trừ phi bé quá đau khi đặt đá vào. Nếu răng vẫn còn đau, hãy cho con bạn uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu răng bị lỏng, hãy cho bé ăn đồ mềm trong vòng 3 ngày. Nếu răng bị lệch khỏi vị trí bình thường, hãy đưa nó trở lại vị trí cũ bằng cách dùng tay của bạn. Nếu răng bị gãy và không thể chải răng súc miệng như thường lệ, hãy tạm thời niêm chỗ răng gãy bằng sáp nến nung chảy bởi nếu không thể chăm sóc răng miệng hằng ngày bé có thể bị nhiễm trùng ống tủy.

Khi nào bạn nên đưa bé đến nha sĩ?

Bạn cần đưa bé đến nha sĩ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị cho răng của bé trong trường hợp:

  • Răng vĩnh viễn của bé bị rớt ra. (Nếu bạn vẫn không thể để nó lại chỗ cũ thì hãy cho nó vào ly đựng chung với nước bọt của con bạn);
  • Một mẩu răng lớn bị nứt ra;
  • Bạn có thể thấy chấm đỏ ở chỗ nứt của răng;
  • Con bạn rất đau đớn;
  • Tình trạng chảy máu không dứt sau tai nạn 10 phút. (Trường hợp chảy máu do mất răng hãy để bé ngậm ngay một miếng vải mỏng);
  • Răng bị lệch khỏi vị trí.
  • Răng sữa của bé bị rơi mất;
  • Một mảnh nhỏ của răng bị sứt ra;
  • Bạn có thể thấy đường nứt trên răng bé;
  • Răng bé trở nên nhạy cảm với chất lạnh;
  • Răng bị lung lay;
  • Bạn nghĩ bé cần được khám.

Gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé đi tái khám ngay nếu bạn thấy:

  • Bé bị thêm vài triệu chứng mới;
  • Răng bé trở nên nhạy cảm với đồ nóng hoặc đồ lạnh trong suốt tuần sau đó;
  • Răng bị sẫm màu.

Làm thế nào để phòng tránh chấn thương răng ở trẻ?

Do tình hiếu động và thích vui chơi, trẻ em thường là đối tượng dễ gặp chấn thương răng. Để giữ gìn hàm răng khỏe đẹp cho con, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi con bạn chơi thể thao va chạm mạnh, hãy để bé đeo miếng bảo vệ răng;
  • Đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy và thắt dây an toàn khi ngồi xe hơi;
  • Nếu trẻ bị sâu và hô răng, nên sớm chỉnh nha để tránh tổn thương răng khi bị ngã. Nếu có tổn thương ở răng, hãy đến trung tâm điều trị nha khoa càng sớm càng tốt;
  • Thường xuyên theo dõi và giáo dục trẻ về cách phòng tránh các chấn thương ở răng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!