Nhiễm trùng vú – căn bệnh dễ mắc nhưng ít được nhắc

Sức khỏe phụ nữ - 04/27/2024

Nhiễm trùng vú là tình trạng nhiễm trùng các mô của vú, dẫn đến việc vú bị đau nhức, sưng, ấm nóng và đỏ. Nếu mắc phải nhiễm trùng vú, bạn có thể bị sốt và ớn lạnh. Nhiễm trùng vú thường xảy ra trong thời kỳ cho con bú, mặc dù thỉnh thoảng phụ …

Nhiễm trùng vú là tình trạng nhiễm trùng các mô của vú, dẫn đến việc vú bị đau nhức, sưng, ấm nóng và đỏ. Nếu mắc phải nhiễm trùng vú, bạn có thể bị sốt và ớn lạnh. Nhiễm trùng vú thường xảy ra trong thời kỳ cho con bú, mặc dù thỉnh thoảng phụ nữ không cho con bú cũng có thể mắc phải bệnh này.

Ở hầu hết các trường hợp cho con bú, nhiễm trùng vú xảy ra trong vòng 3 tháng đầu sau khi sinh, tuy nhiên nhiễm trùng vú cũng có thể xảy ra sau đó. Thỉnh thoảng, nhiễm trùng vú khiến người mẹ buộc phải cho bé ngưng bú. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé bú nếu bạn mắc phải nhiễm trùng vú.

Làm thế nào biết được bạn mắc phải nhiễm trùng vú?

Nhiễm trùng vú có thể gây đau đớn, nổi đỏ và nóng ở vú, bên cạnh đó, bệnh còn có các dấu hiệu như:

  • Đau và sưng;
  • Đau nhức cơ thể;
  • Mệt mỏi;
  • Căng vú;
  • Áp xe;
  • Xuất hiện dịch tiết bất thường từ núm vú;
  • Đau vú và khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày;
  • Đau vú kéo dài và không rõ nguyên nhân;
  • Bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến mẩn đỏ sưng, đau gây trở ngại khi cho con bú, những khối u lớn không biến mất sau khi cho con bú;
  • Nếu bạn trong thời kỳ cho con bú, bạn cần phải liên lạc với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng của nhiễm trùng vú để có thể được điều trị ngay.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm thế nào phòng ngừa nhiễm trùng vú?

Nhiễm trùng vú rất dễ xảy ra trong giai đoạn cho con bú, vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng vú, ngoài ra bạn có thể áp dụng các cách sau để phòng ngừa:

  • Cho bú đều ở cả 2 vú;
  • Thông hút vú để tránh ứ máu và tắc ống sữa;
  • Cho bé bú đúng cách để tránh nứt hoặc đau núm vú;
  • Tránh mất nước bằng cách uống nhiều chất lỏng;
  • Vệ sinh núm vú thường xuyên đúng cách;
  • Chỉ cho bé bú khi bé đói, không cho bé bú chỉ vì bạn muốn vỗ về hoặc xoa dịu bé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Sự thật về 5 lời đồn của việc cho con bú

4 tư thế cho con bú

Khi nào mẹ không nên cho con bú?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!