Cá rán là món ăn quen thuộc và cũng là món khoái khẩu của rất nhiều người Việt. Sau một ngày làm việc, học tập vất vả mà cả nhà được mẹ đãi món cá rô rán thơm lừng, thêm ít rau thơm và bát nước chấm chanh tỏi ớt nữa thì đảm bảo là nồi cơm sạch bách không còn 1 hạt.
Món cá rán ngon thì ngon thật đấy nhưng khâu chế biến lại là 'cực hình' đối với chị em vì cá có mùi tanh nên phải tẩm ướp cẩn thận, lại thêm công đoạn rán luôn bị bắn dầu tung tóe, có khi còn bỏng cả tay. Chẳng thế mà mỗi lần rán cá là chị em phải trang bị các vật dụng bảo hộ, che chắn cẩn thận rồi mới bật bếp. Bên cạnh đó, nếu lật không khéo, cá bị dính vào chảo là nát bét hết.
Cá rán là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt.
Tuy nhiên, có một mẹo cực hay sẽ giúp chị em giải quyết được vấn đề này, nhờ một thứ gia vị quen thuộc là muối.
Công đoạn đầu tiên vẫn là sơ chế cá cho thật sạch. Nếu kích thước của con cá quá to thì bạn cần cắt khúc, còn con nhỏ bạn có thể để nguyên. Dùng muối rắc đều vào cá và để trong vài phút để cá ngấm vị. Ít nhất là cá phải được ướp muối, bạn ướp khoảng 1% muối là được, ví dụ 1kg cá bạn sẽ ướp 10g muối. Ướp muối vừa để giữ cá tươi ngon không bị biến chất nhanh lại vừa để miếng cá đậm đà hơn. Tuy nhiên bạn cũng có thể ướp thêm các vị khác như là thì là khô, bột ớt...
Bạn nên ướp cá với một chút muối ăn.
Sau đó, bạn hãy để ráo nước và dùng giấy thấm cho từng miếng cá khô. Đây là bước quan trọng để khi rán cá không bắn dầu nữa. Bởi nước và dầu ăn không hòa tan nên khi cho đồ ăn vẫn còn dính nước vào sẽ gây ra tình trạng bắn dầu tung tóe.
Cho dầu vào chảo và đun ấm dầu lên thì bạn khoan hãy cho cá vào vội mà cho thêm một thìa nhỏ muối vào rồi khua đều cho muối tan ra trong dầu. Đến khi dầu đã thật nóng thì bạn mới nhẹ nhàng thả cá vào nhé, đảm bảo dầu không còn bắn tung tóe lên nữa.
Cho một chút muối vào chảo chính là bí quyết để có món cá rán giòn thơm mà không bị bắn tung tóe dầu.
Tại sao lại phải để dầu thật nóng mới được cho cá vào? Nếu dầu thật nóng thì khi cá tiếp xúc với khối nhiệt mạnh sẽ nhanh chóng tạo nên một lớp vỏ ngoài dai - co lại, vừa vững hơn với tác dụng lực bên ngoài (khi ta gắp hay lật cá) lại vừa đỡ dính vào chảo. Còn nếu bạn cho cá vào chảo dầu nhiệt thấp, thì không có hiện tượng sốc nhiệt, lớp da hay thịt sẽ lâu hình thành, keo ở da cá chảy ra dễ dính vào chảo làm ta khó thao tác, lớp ngoài thịt cá cũng lâu giòn hơn.
Đợi cá thật vàng rồi mới lật để tránh bị dính vào chảo.
Trong quá trình rán cá, bạn nên để phần thân cá tiếp xúc với chảo được vàng hẳn hay ít ra là đã hoàn thành việc tạo lớp bảo vệ rồi thì được mới lật, khi đó miếng cá đỡ dính chảo hơn và kết cấu cũng đã tốt hơn, giảm việc bị vỡ nát. Chảo càng dính thì càng phải đợi cho tới khi cá vàng hẳn mới lật.
Ngoài ra để cá không bị dính vào chảo thì bạn có thể dùng một số mẹo sau:
- Chà lát gừng lên bề mặt chảo: Đặt chảo lên bếp rồi bật lửa nhỏ cho tới khi chảo thật khô thì bạn hãy dùng đũa gắp lấy miếng gừng chà sát lên bề mặt chảo thật đều sau đó mới cho dầu ăn vào để chiên. Với cách này, gừng và dầu ăn sẽ tạo một lớp màng trơn để chống dính, nhờ đó mà khi chiên rán thực phẩm bạn sẽ dễ dàng lật mặt mà không lo bị sát.
-Dùng giấm ăn: Bạn có thể cho vài giọt giấm ăn rồi đổ dầu ăn vào và thực hiện các công đoạn rán thực phẩm sau. Nguyên liệu này sẽ làm giải quyết vấn đề rán không dính chảo.
(Tổng hợp)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!