Bệnh nhân là T.Đ.L (55 tuổi, quê Nam Định) nhập viện trong tình trạng khó thở, chẩn đoán hở van tim nặng kết hợp với hẹp tắc động mạch vành trên nền báo phì, lùn bẩm sinh, cần được phẫu thuật sớm.
Chia sẻ thông tin ngày 2-1, TS Vũ Ngọc Tú, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội), cho biết với chứng bệnh này, hướng xử lý là mổ tạo hình van hai lá bắc cầu động mạch vành bằng tĩnh mạch tự thân ở chân, động mạch quay ở tay hoặc động mạch ngực trong ở sau xương ức. Đây là phẫu thuật tim thường quy với người mắc bệnh van tim và mạch vành.
Tuy nhiên, bệnh nhân L. lùn bẩm sinh và béo phì. Chỉ cao 120cm nhưng cân nặng 60kg, chân tay không thể nâng đỡ cơ thể, từ lâu không tự đi lại được.Tay và chân của người bệnh quá ngắn, lớp mỡ dưới da quá dày nên không thể lấy được mạch máu để làm cầu nối cho mạch vành. Thể trạng bệnh nhân như vậy cũng ảnh hưởng nhiều tới quá trình hồi phục sau mổ.
Bệnh nhân L tại Bệnh viện Việt Đức. ẢNH: HÀ PHƯỢNG
Để giải quyết khó khăn trên, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức quyết định lấy tĩnh mạch hiển từ con trai của người bệnh. Đây là giải pháp duy nhất để có vật liệu làm cầu nối động mạch vành cho bệnh nhân L, điều mà chưa từng được thực hiện ở Việt Nam trước đây.
Ca mổ lấy tĩnh mạch hiến từ chân con cho người cha và tạo hình tim được diễn ra đồng thờik và éo dài trong 4 giờ. Quả tim hồi phục với các chỉ số rất tốt. Ống thở được rút sau mổ một ngày.
Một tuần sau bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, tự ăn uống và phục vụ bản thân được. Siêu âm tim và các xét nghiệm đều cho kết quả rất tốt. Người bệnh được xuất viện sau mổ hai tuần trong trong dịp đầu năm mới 2020.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!