Lịch sử giày và sức khỏe con người dưới góc nhìn y học

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ngoài tác dụng làm êm chân trong khi con người đi đứng, chạy nhảy, giày còn được sử dụng như một món đồ trang trí, và xa hơn, bảo vệ sức khỏe tổng thể cho con người.

Lịch sử của giày

Người Việt thường nói giày dép để chỉ hai vật dụng quen thuộc, nhưng trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến giày, vật dụng vừa mang tính thời trang lại kiêm chức năng y học.

Loài người hiện đang sống trong kỷ nguyên khoa học hiện đại nhưng thật khó tưởng tượng, và nói chính xác giày được phát minh ra như thế nào hoặc trước khi giày ra đời, con người dùng cái gì để thay thế. Cùng với các ngành khác, công nghiệp giày dép bùng nổ vô cùng sôi động và bản thân đôi giày cũng không ngừng “tiến hóa” để hoàn thiện như ngày nay.

Theo tạp chí Allthatsinteresting,qua các bằng chứng khảo cổ và cổ sinh học, giới chuyên môn cho rằng giày được tạo ra trong thời Đồ Đá cũ, cách đây khoảng 40.000 năm.Tuy nhiên, chỉ đến giai đoạn thời kỳ Đồ Đá mới, giày dép mới được sử dụng phổ biến hơn và từ đây đôi giày nguyên mẫu đầu tiên mới xuất hiện.

Lịch sử giày và sức khỏe con người dưới góc nhìn y họcLịch sử giày và sức khỏe con người dưới góc nhìn y họcGiày của con người thời cổ xưa

Thiết kế giày đa dạng và phong phú theo thời gian, văn hóa và theo từng mục đích sử dụng. Ngoài ra, thời trang cũng chi phối nhiều yếu tố thiết kế, chẳng hạn như giày cao gót (thời trang) hay gót phẳng (dùng cho thể thao).Giày dép hiện đại cũng rất phong phú, cả về mẫu mã lẫn mục đích sử dụng. Giày truyền thống được làm từ da, gỗ, vải,... cho đến cao su, nhựa và các vật liệu hóa dầu khác.

Theo nghiên cứu, trong khoảng thời gian từ 26.000 - 40.000 năm TCN, độ dày của xương ngón chân (trừ ngón cái) giảm đi, nên có giả thuyết cho rằng con người đã đi giày trong thời gian này. Thiết kế ban đầu chỉ là những túi da bảo vệ chân, được tìm thấy nhiều ở xứ lạnh.

Ví dụ giày của người băng Otzi có niên đại 3.300 năm TCN màu nâu da gấu với da ở mặt bên và chuỗi vỏ cây ở mu bàn chân thắt chặt lại. Giày của người da đỏ ở Nam Mỹ lại là giày bó sát, có đế mềm, làm từ da bò bizon, có thêm trang trí...

Khi các nền văn minh phát triển, giày hiện đại bắt đầu ra đời.Trong thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu, đôi giày của phụ nữ và nam giới rất giống nhau, tuy nhiên lại có phân chia phong cách thời trang và vật liệu giữa các tầng lớp xã hội.Đối với tầng lớp bình dân, gót da đen nặng là tiêu chuẩn, còn tầng lớp quý tộc, gót được làm bằng gỗ.

Sang thế kỷ 18, giày vải như đôi giày tơ lụa bên dưới được cho là hợp mốt. Sang đến thế kỷ 19, giày của phụ nữ và nam giới bắt đầu “rẽ nhánh” theo kiểu dáng, màu sắc, gót, và hình dạng mũi giày.

Những đôi giày cổ cao xuất hiện trong giai đoạn này, và giày bốt đã trở nên phổ biến.Sau nhiều thay đổi, tiêu chuẩn cho gót giày của nam giới dừng ở mức 2,5cm.Cho đến năm 1850, giày dáng thẳng ra đời, không có khác biệt nhiều từ bên hông trái và phải của đôi giày.

Sang thế kỷ 20 , giày đã được cải tiến với kiểu dáng cách điệu và có kích thước cụ thể theo bàn chân.

Giữa thế kỉ 20, công nghiệp giày dép phát triển, sản phẩm ra đời hàng loạt với nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là từ vật liệu hoá dầu, sử dụng keo dán công nghiệp và máy khâu thay cho thủ công. Giày hiện đại cần ít nhất 1.000 năm để phân huỷ tự nhiên, vì vậy, nhiều vật liệu dễ phân huỷ sinh học đã được sử dụng thay thế.

Theo dự báo, mẫu mã giày sẽ không ngừng phát triển để phù hợp với sở thích của con người.Nó tập trung vào sự thoải mái và chức năng của giày, nhưng vẫn đạt tiêu chí về thiết kế và thẩm mỹ.Vì vậy đôi giày tương lai sẽ hội tụ thêm nhiều tiêu chí như nghệ thuật, thời trang, văn hóa và sức khỏe cho con người.

Giày đối với sức khỏe tổng thể

Theo nghiên cứu của Khoa Sinh học Tiến hóa Con người, Đại học Harvard (Mỹ) do Dr. Daniel Lieberman, chủ tịch khoa đứng đầu, bàn chân người chứa nhiều xương hơn tất cả các bộ phận khác trong cơ thể mặc dù đã qua tiến hoá qua hàng nghìn năm.

Tuy vậy, đôi chân vẫn gặp phải nhiều mối nguy hiểm khi tiếp xúc với mặt đất, vì vậy đôi giày thực sự là cứu tinh cho con người. Nếu đi trên bề mặt cứng, chân dễ bị mỏi, cơ bắp phải làm việc nhiều hơn.

Sự khác biệt giữa đi bộ trên cát và xi măng cứng có thể so sánh với việc đi chân trần hoặc đi giày.Nếu đi giày, bàn chân của con người sẽ giảm được áp lực khi tiếp xúc với vật cứng, và ít bị tổn thương hơn.

Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy, có người có bàn chân khỏe, người lại có bàn chân yếu. Một bàn chân yếu thường dễ bị tổn thương, nhất là ở nhóm người có bàn chân bẹt do bề mặt tiếp xúc với đất lớn, xương có hình dạng giàn trải chứ không phải dạng vòm.

Nghiên cứu còn phát hiện thấy những người có bàn chân bè thường dễ mắc chứng đau đầu gối, tổn thương sụn và đau thắt lưng.

Việc đi giày rất có ý nghĩa đối với con người ngay từ khi mới sinh. Đây cũng là lý do, vì sao con người hiện đại lại được khuyến cáo mang giày từ khi còn bé, nó không chỉ có lợi cho sức khỏe đôi chân, mà còn có ích cho sức khỏe tổng thể, chưa kể tác dụng làm đẹp đôi chân.

Để xác định loại giày nào tốt phải tính đến nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thói quen đi và chạy bộ... Ví dụ, người có thói quen chạy bằng giày truyền thống, nhưng lại có người thích dùng giày tối giản (minimal shoe). Những người mắc bệnh rối loạn thần kinh, bị mất cảm giác ở bàn chân nếu dùng giày tối giản có thể làm gia tăng nguy cơ tổn thương chân.

Theo nghiên cứu của Đại học La Trobe, Úc, có một số quy tắc đơn giản cần tuân thủ khi mua giày tốt cho sức khỏe, đó là, không nên mua giày quá nhỏ so với đôi chân, nó có thể gây biến dạng chân và tăng nguy cơ té ngã, phát sinh sẹo hay vết chai chân.

Lịch sử giày và sức khỏe con người dưới góc nhìn y học

Giày tốt nhất cho cả người già lẫn người trẻ là kích thước vừa vặn, gót thấp, rộng, đế mỏng và linh hoạt, đế lót để đảm bảo giày luôn bám chắc vào chân.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Groningen, Hà Lan, giày cao gót, tuy đẹp nhưng nếu đi lâu dài chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Cùng với việc gây ra đau chân, giày cao gót có thể dẫn đến tình trạng còng lưng, tạo ra một đường cong bên trong thắt lưng dẫn đến đau nhức.

Rủi ro này có thể gia tăng ở nhóm người lớn tuổi vì vậy các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng nhiều loại giày khác nhau để thay đổi, vừa dễ chịu lại giúp giảm tải cho khớp gối nếu di chuyển nhiều hoặc làm những việc nặng. Ngay cả khi không đi giày cao gót, cũng nên thường xuyên thay đổi kiểu giày để giảm thiểu chấn thương.

Lợi ích của việc kết hợp nhiều loại giày khác nhau trong chạy bộ là vừa tăng tuổi thọ của giày, vừa đạt hiệu quả tập luyện lại giúp giảm chấn thương.

Theo các chuyên gia thời trang, không nên mua nhiều đôi giày cùng một loại mà nên chia ra sắm nhiều dòng giày khác nhau. Như dòng giày đế mỏng, cảm giác như mang chân không, dòng đế dày và êm...

Lịch sử giày và sức khỏe con người dưới góc nhìn y họcGiày cao gót tuy hợp thời trang nhưng lại bất lợi cho sức khỏe

Hiệp hội Y khoa về Chân của Mỹ (APMA) khuyến cáo, có một số kiểu giày gây hại cho người sử dụng nên khi mua cần cân nhắc, không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hệ thống khung xương, dáng đi và sức khỏe lâu dài.

Ví dụ giày siêu cao gót, giày gót nhọn, giày búp bê, giày đế bục, giày mũi nhọn, giày sai kích thước...

Bí quyết chọn mua trước tiên phải đảm bảo giày có thể gập cong ở phần mũi, nhưng không nên quá mềm. Phải đảm bảo khi đi giày bàn chân được nâng đủ, nên chọn giày có gót to, cao không quá 5 cm. Nếu chơi thể thao, cần chọn loại giày phù hợp với loại hình vận động.

Khi muốn thay đổi giày, nên chuyển đổi từ từ.Cách làm này sẽ giúp bàn chân thích nghi dần dần với cấu trúc mới của giày và những thay đổi cơ học của cơ thể khi chạy.

DS. Trang Nhung

(Theo Time/AIC/WebMD- 5/2019)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!