Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 2)

Dinh dưỡng - 05/05/2024

Dù có thể ít gặp, nhưng dị ứng đường hay chứng không dung nạp đường đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Dù có thể ít gặp, nhưng dị ứng đường hay chứng không dung nạp đường đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Cùng theo dõi những thông tin sau đây để có cách phát hiện và hạn chế chứng bệnh này nhé!

Phần 1 đã giúp bạn phân biệt giữa dị ứng thực phẩm và bệnh không dung nạp đường. Ở phần 2 này, hãy cùng Hello Bacsi xem thử đâu là cách đối phó với bệnh không dung nạp đường bạn nhé.

Đối mặt với bệnh không dung nạp đường

Bạn nên ghi lại những thứ đã ăn trong suốt một ngày để có thể tìm ra loại đường nào cơ thể không dung nạp, rồi loại bỏ các thực phẩm đó trong chế độ ăn uống.

Một người bị dị ứng thực phẩm có chất trộn lẫn với đường có thể cần loại bỏ tất cả các loại thức ăn này khỏi chế độ ăn uống để tránh bị dị ứng. Ngoài ra, nếu cơ thể không dung nạp đường, bạn cần phải tránh các loại thực phẩm chứa đường đó.

Bạn có thể không dung nạp cả hai loại đường tự nhiên và chế biến trong các loại thực phẩm sau:

  • Trái cây và nước trái cây;
  • Sữa;
  • Nước ngọt và cà phê hoặc trà ngọt;
  • Gia vị, chẳng hạn như sốt cà chua, si rô và thạch;
  • Món tráng miệng và bánh nướng, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh quy, muffins, kem và kẹo;
  • Ngũ cốc ăn sáng, thanh protein và thanh bánh;
  • Bơ đậu và sữa đặc.

Đường có thể có trong một số loại thức ăn mà bạn không để ý

Một số đồ ăn nhẹ và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa đường như nước sốt pasta, khoai tây chiên và salad trộn. Điều quan trọng là những người không dung nạp đường nên đọc kỹ thành phần mọi thứ mà họ ăn để tránh phản ứng tiềm ẩn.

Bạn cũng nên đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận vì đường và các chất làm ngọt khác có nhiều tên khác nhau. Tên của một số loại đường bao gồm:

  • Đường, đường nâu, si rô mía glucose, nước mía hoặc đường củ cải đường;
  • Si rô bắp, Si rô ngô fructose cao hoặc fructose;
  • Agave;
  • Mật mía;
  • Mật ong;
  • Si rô đá.

Chất thay thế đường

Nhiều người không dung nạp với một loại đường nhất định có thể không có phản ứng dị ứng đối với một số chất thay thế nhất định. Những chất thay thế này có thể bao gồm:

  • Xylitol;
  • Stevia;
  • Saccharin;
  • Aspartame.

Tuy nhiên, chất thay thế đường có thể có một số phản ứng bất lợi đối với sức khỏe. Các nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể giảm khả năng dung nạp glucose, do đó chúng không phải là sự lựa chọn tốt trong nhiều trường hợp.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Có thể chúng ta ít nghe về dị ứng đường, nhưng sự không dung nạp đường là có thật. Bất cứ ai trải qua các triệu chứng dị ứng với một số thực phẩm nhất định đều nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để kiểm tra xem người đó có bị dị ứng và không dung nạp loại thực phẩm nào không. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu và các bài kiểm tra hơi thở để xác định giữa bệnh không dung nạp đường và dị ứng thực phẩm.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tuân theo chế độ ăn uống loại bỏ một số loại thực phẩm nào đó hoặc ghi lại nhật ký ăn uống. Bạn nên nói chuyện trực tiếp với bác sĩ để tìm ra giải pháp cho hầu hết các trường hợp không dung nạp đường hoặc các dị ứng thực phẩm khác.

Hy vọng bạn có được những kiến thức nhất định về việc nhận biết, các biện pháp điều trị cũng như làm giảm chứng bệnh dị ứng đường hay không dung nạp đường để đảm bảo cho mình một sức khỏe thật tốt.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tất tần tật thông tin về bệnh dị ứng (P1)
  • Tất tần tật thông tin về bệnh dị ứng (P2)
  • Tất tần tật thông tin về bệnh dị ứng (P3)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!