Tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân thường biểu hiện trong suốt mùa hè; bàn tay, bàn chân ướt sũng. Nếu để bàn tay rủ xuống có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay. Còn bàn chân luôn luôn ướt, đôi khi xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân, đây là căn nguyên của chân nặng mùi.
Bệnh trầm trọng hơn mỗi khi có xúc cảm đột ngột, người bệnh thường lo lắng bồn chồn dễ bị sang chấn tinh thần (stress), mất bình tĩnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh có nhiều loại như: cảm xúc, do vị giác hoặc do phụ nữ có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều...
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học UCLA (Mỹ) đã phát hiện ra rằng bàn tay ẩm ướt là rối loạn liên quan tới tâm lý truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngoài ra, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta là điều kiện thuận lợi cho bệnh tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.
Ảnh minh họa
Hiện nay, có 1 số phương pháp chữa bệnh tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân như:
- Điện chuyển ion: Là phương pháp đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0, 01%.
Bác sĩ sẽ tiêm botulinum A toxin (tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách của bạn), biện pháp này có tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ nên khi cầm nắm hay làm việc, người bệnh cần phải thận trọng. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm.
- Liệu pháp uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.
- Phương pháp phẫu thuật: Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng nhằm cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay.
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!