Liệu pháp miễn dịch đã cho thấy có thể kiểm soát được di căn não ở bệnh nhân ung thư hắc tố, tuy nhiên TS. Chi Lin và các đồng nghiệp từ Trung tâm Y tế Đại học Nebraska ở Omaha, Hoa Kỳ cũng cho biết, liệu pháp này có hiệu quả trong các bệnh ung thư khác hay không thì vẫn chưa chắc chắn. Do đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu ung thư quốc gia, bao gồm hơn 3.100 bệnh nhân được chẩn đoán mắc các bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ, u hắc tố, ung thư vú, ung thư đại trực tràng hoặc ung thư thận. Trong số này, 6% được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, 6% được dùng hóa trị cùng với liệu pháp miễn dịch, 8% được xạ trị cùng với liệu pháp miễn dịch, 5% được hóa trị cộng với liệu pháp miễn dịch, 10% được hóa trị đơn thuần, 25% được xạ trị đơn thuần và 45% được hóa xạ trị.
Liệu pháp miễn dịch giúp kéo dài thời gian sống thêm ở bệnh nhân ung thư di căn não.
Thời gian sống thêm trung bình là 22,6 tháng ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch so với 15,1 tháng ở những người không được điều trị. Tương tự, thời gian sống thêm trung bình lâu hơn đáng kể ở những bệnh nhân được xạ trị cùng với liệu pháp miễn dịch (20,5 tháng) so với những người được xạ trị đơn thuần (10,1 tháng) và ở những bệnh nhân được xạ trị cùng với liệu pháp miễn dịch (28,5 tháng) so với những người chỉ được xạ trị (20,2 tháng).
Các tác giả kết luận, trong tương lai cần các thử nghiệm lâm sàng điều tra mối liên quan của hóa trị, xạ trị và hóa xạ trị kết hợp với liệu pháp miễn dịch với sự sống còn của những bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt toàn bộ khối u nguyên phát.
ThS. DS. Trần Phương Thảo
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!