Selen là một loại khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng có khả năng chống lại các tổn thương do gốc tự do gây nên, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của tuyến giáp. Thiếu loại khoáng chất này sẽ ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản, gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều selen cũng có thể làm bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và gây nên các vấn đề về tim mạch. Dưới đây là những lợi ích tiềm tàng của khoáng chất selen đối với cơ thể:
Selen là một loại khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.
Chống viêm nhiễm
Selen đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể cần các loại khoáng chất như selen để hỗ trợ tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây viêm nhiễm. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, hấp thụ đủ chất này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh do virus gây ra như cúm A, HIV. Ngoài ra, selen còn giúp nâng cao tác dụng của vắc-xin chống lại tác nhân gây viêm nhiễm.
Ngăn ngừa ung thư
Selen có ảnh hưởng lớn tới nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả hệ miễn dịch và hệ bài tiết. Chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa ADN. Tiêu thụ đủ khoáng chất selen có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư về phổi, thực quản, vú, tuyến tiền liệt và dạ dày.
Elizabeth M. Pieroth, chuyên gia y khoa tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, những người xuyên tiêu thụ khoáng chất selen mỗi ngày có thể giảm 42% nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn người bình thường.
Selen có ảnh hưởng lớn tới nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả hệ miễn dịch và hệ bài tiết.
Làm chậm quá trình lão hóa
Có đặc tính chống oxy hóa, khoáng chất selen được biết đến như một công cụ hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa quá trình lão hóa. Khi lớn tuổi, nồng độ selen trong máu ngày càng giảm. Theo Eve Espey, giáo sư kiêm chuyên gia y khoa tại Trường Y thuộc Đại học New Mexico, thiếu hụt chất này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh, gây nên chứng mất phương hướng ở người lớn tuổi.
Ngăn chặn sự tiến triển bệnh HIV
Selen đóng vai trò cực kì quan trọng đối với những người đang gặp phải các vấn đề về hệ miễn dịch như HIV. Chất chống oxy hóa này có khả năng ức chế sự phát triển của virus. April Dominick, bác sĩ y khoa tại Trung tâm Y tế Memorial Hermann ở Houston, Texas đã chỉ ra, có một mối liên hệ giữa nồng độ selen trong cơ thể với tỷ lệ nhiễm bệnh HIV. Những người mắc bệnh này thường sở hữu nồng độ selen thấp hơn so với những người bình thường.
Selen đóng vai trò cực kì quan trọng đối với những người đang gặp phải các vấn đề về hệ miễn dịch như HIV.
Bảo vệ tuyến giáp và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mang thai
Tuyến giáp cần một lượng lớn selen hơn bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Chất này rất cần thiết để sản sinh hormone tuyến giáp synthesis và tăng cường quá trình trao đổi chất. Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề sinh sản kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri đã chỉ ra, tỷ lệ những người sở hữu nguy cơ bị tổn thương mô tuyến giáp có liên quan tới nồng độ selen trong máu.
Hơn nữa, loại khoáng chất này rất có lợi cho chị em phụ nữ. Việc tiêu thụ nhiều selen giúp các bà mẹ mang thai đang sở hữu tự kháng thể tuyến giáp peroxidase, ngăn ngừa bị chứng viêm tuyến giáp sau khi sinh. Ngoài ra, những phụ nữ bổ sung selen mỗi ngày còn có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp vĩnh viễn.
Tăng cường chức năng sinh dục ở nam giới
Selen rất có lợi trong việc cải thiện chức năng sinh sản của đàn ông. Khoáng chất này giúp duy trì sự hoạt động bình thường của tinh trùng. Solomon Evans, chuyên gia y khoa kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp) cho biết, cùng với các chất chống oxy hóa khác, selen đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra protein trong tinh trùng. Bổ sung chất này sẽ cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều selen cũng có thể gây phản tác dụng và cản trở hoạt động của tinh trùng.
Selen rất có lợi trong việc cải thiện chức năng sinh sản của đàn ông.
Có lợi cho hệ tim mạch
Được tạo ra từ selen, selenoprotein có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa oxy hóa và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Chúng cũng giúp hạn chế quá trình oxy hóa chuyển đổi lipid trong cơ thể và ngăn ngừa tích tụ tiểu cầu.
Ketan Shah, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills, California cho biết, có một mối quan hệ giữa chứng tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành với nồng độ selen trong máu. Dù chưa có bằng chứng xác minh bổ sung selen có khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch, bạn vẫn nên tiêu thụ chúng thường xuyên.
Được tạo ra từ selen, selenoprotein có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa oxy hóa và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Tác dụng phụ của selen
Dù đem lại nhiều lợi ích, bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng nhỏ selen mỗi ngày. Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ) khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 55 mcg chất này mỗi ngày. Nếu vượt quá con số trên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và sở hữu nồng độ cholesterol cao. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều selen là mất móng tay, mệt mỏi, dễ dàng bị kích thích, sút cân hoặc phát ban trên da.
Trong thực vật, Selen thường tập trung ở các cây họ Đậu, Cà phê, tỏi ta, táo, lê, ngũ cốc, củ cải trắng, cải bắp, lúa mì, cây ba kích và một vài loại nấm. Đặc biệt, hạt dẻ Brazine chứa tới 68 mcg/hạt.
Trong động vật, Selen là chất vi lượng có nhiều trong cá, tôm, cua, sò, ốc, thịt bò, thịt lợn. Đặc biệt da và gan các loài cá là nơi chứa hàm lượng Selen nhiều nhất, tiếp đến là trong tôm đồng, thịt lợn nạc và lòng đỏ trứng gà. Hàm lượng Selen trong cá nước ngọt và cá biển tương đương nhau, dao động trong khoảng từ 1 đến 4 mg/kg.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!