Loại vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Khi người mẹ không đủ khả năng để sinh thường hoặc gặp những nguy cơ về mặt sức khỏe thường sẽ được bác sĩ chỉ định cho sinh mổ. Nhiều chị em luôn lo lắng và thắc mắc không biết vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ nó sẽ như thế nào? Liệu có gây đau đớn, mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay không? Lily & WeCare sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về điều này.

Khi người mẹ không đủ khả năng để sinh thường hoặc gặp những nguy cơ về mặt sức khỏe thường sẽ được bác sĩ chỉ định cho sinh mổ. Nhiều chị em luôn lo lắng và thắc mắc không biết vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ nó sẽ như thế nào? Liệu có gây đau đớn, mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay không? Lily & WeCare sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về điều này.

Về kích thước và vị trí của vết mổ

Với những chị em sinh lần đầu bằng phương pháp mổ đẻ thì đều có tâm lý lo lắng, hoang mang trước khi lên bàn mổ với hàng loạt những câu hỏi. Sau khi vượt cạn thành công, họ còn phải đối mặt với việc chăm sóc vết mổ sau sinh.

Trước khi tìm hiểu về vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kích thước và vị trí của vết mổ đẻ trước. Thông thường, vết mổ đẻ sẽ có chiều dài từ 10 – 15cm, nằm ở đường bikini và ngay bên dưới bụng dưới. Hầu hết các vết mổ đẻ nằm thấp đến nỗi chị em khó có thể để lô được nó ngay cả khi mặc đồ bơi.

Trước đây, các vết mổ đẻ thường nằm dọc từ phần bụng đến xương mu của chị em. Thế nhưng hiện nay, rất ít khi bác sĩ thực hiện mổ đẻ theo hướng này trừ khi nó có liên quan đến các vấn đề y tế khẩn cấp hoặc gặp biến chứng gì đó. Vậy nên, chị em không cần phải quá lo lắng về tính thẩm mỹ của vết mổ.

Loại vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ

Vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ có chiều hướng ra sao?

Với những tháng đầu sau khi mổ đẻ, vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ có màu đỏ hoặc là hồng. Đây không phải là vấn đề cần lo lắng quá vì sợ bị viêm nhiễm, nó chỉ là một phần của quá trình mà chị em hồi phục cơ thể sau khi sinh. Theo thời gian, màu sắc của vết mổ sẽ chuyển sang nhạt. Lúc này, những gì mà chị em thấy chỉ là một được rạch rất phẳng và rất mỏng, hiếm khi thấy rõ được.

Tuy nhiên, do cơ địa nên một số chị em dễ dàng bị sẹo lồi, điều này có thể gây ra những vết sẹo dày hơn, lồi hẳn ra khỏi bề mặt của da. Lúc này, các chị em có thể dùng thuốc chống sẹo lồi sau khi đã tiến hàng cắt chỉ trong thời gian từ 1 tuần trở đi. Nếu như thoa thuốc quá sớm sẽ dẫn đến việc bị nhiễm trùng vết mổ.

Vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ thường để lại ẹo nhưng không ngứa, không rát hoặc đau sau khi đã hồi phục. Thế nhưng, nó sẽ rất ngứa trong những lần mang thai tiếp theo, có chị em còn phải chịu cơn ngứa vết mổ khi mới mang thai ở tuần thứ 6. Nếu các mẹ không cho cơ thể thời gian để phục hồi sau lần sinh trước, tử cung của các chị em có thể bị vỡ khi lâm bồn nếu như mang bầu quá to. Thế nên, chị em cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cả mẹ lẫn con.

Hầu hết các chị em sẽ không thêm bất cứ vết sẹo mới nào trong lần đẻ sau bởi các bác sĩ sẽ vẫn mổ chỗ vết mổ cũ. Phần đa các chị em cho biết, sau quá trình điều trị ban đầu, họ còn không nhớ được sự tồn tại của vết sẹo cho đến lần mang thai tiếp theo. Một số người thì thấy ngứa vì vết sẹo cũ nhưng một số người lại cảm thấy hơi tức khi tập thể dục hoặc mang vác nặng.

Loại vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ

Sau khi sinh, chị em cần lưu ý những vấn đề liên quan đến vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ như sau:

- Vết mổ cần được vệ sinh hàng ngày trong tuần đầu tiên sau khi sinh.

- Nên thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giúp co hồi tử cung để giúp cho mẹ tránh được nhiễm trùng, giảm cơn đau cũng như giúp cho tử cung co hồi tốt.

- Thông thường, mẹ sau khi sinh mổ sẽ được cắt chỉ sau 5 ngày nếu như mổ lần đầu tiên, sau 7-8 ngày đối với vết mổ lần thứ 2 trở lên. Tuy nhiên, có 1 số bác sĩ đã khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu nên mẹ không cần phải đi cắt chỉ.

- Các chị em thường xuyên vệ sinh thân thể bằng cách lau người bằng nước ấm hoặc tắm thật nhanh, tránh cho việc ngâm cơ thể trong bồn tắm bởi sẽ khiến cho vết mổ bị ướt.

- Sau khi tắm xong, mẹ nên dùng gòn sạch thấm khô vết mổ, như vậy thì vết mổ hở không cần phải băng kín, mới giữ được cho vết mổ luôn khô sạch.

- Các chị em nên thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng các loại thuốc và kem bôi vệ sinh vết mổ sau khi sinh.

Như vậy, vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ thường là ngang phần bụng dưới, nơi mà các chị em không lo để lại sẹo mất thẩm mỹ. Đồng thời, sau khi sinh xong, các chị em cần phải lưu ý tới việc chăm sóc vết thương để sức khỏe nhanh chóng được phục hồi.

Xem thêm:

  • 4 bí quyết "vàng" mẹ bầu cần biết sau đẻ mổ
  • Có thể sinh thường được không sau khi bạn đã có vết mổ đẻ từ trước?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!