Các chị em sau khi sinh thường hay mắc bệnh trĩ hậu sản. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt, tâm lý rất lớn. Vậy làm thế nào để phòng ngừa trĩ hậu sản. Hãy cùng Lily & WeCaretham khảo bài viết sau đây.
Nguyên nhân mắc bệnh trĩ thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ hậu sản, nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày; nóng trong người bởi hay ăn uống các chất cay nóng như ớt, cà phê, rượu bia; bệnh lỵ; tăng áp lực ổ bụng do lao động; sinh hoạt...
Táo bón lâu ngày: Các bệnh nhân mỗi khi đi cầu đều rặn nhiều và gây áp lực trong lòng ống hậu môn tăng gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ, nó sẽ to lên dần dần và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
Bệnh lỵ: Khi bị bệnh này, người bệnh sẽ đi đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều và làm tăng áp lực trong ổ bụng.
Tăng áp lực ổ bụng: Các bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính, bệnh nhân dãn phế quản, ho nhiều, người làm lao động nặng như khuân vác... khiến cho áp lực trong ổ bụng tăng lên, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
Tư thế: Tư thế của các chị em cũng dẫn tới việc bị bệnh trĩ hậu sản. Ví dụ như những người đứng lâu, ngồi nhiều, lái xe,...
Ngoài ra, khi bị u bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh có thể chèn ép, gây cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng tạo nên bệnh trĩ.
Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên bởi những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng vì thế được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị nên điều trị nguyên nhân không điều trị như bệnh trĩ.
Nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh đẻ
Khi mang bầu, thai nhi phát triển to và đè lên vùng bụng khiến cho các mạch máu bị chèn ép, tĩnh mạch ở tầng sinh môn cùng với đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo nên búi trĩ. Bên cạnh đó, việc bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.
Sau khi sinh, tử cung của các chị em mở to, tăng áp lực khoang chậu dẫn đến tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Ngoài ra trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh cũng làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp chị em sinh con bị rạch tầng sinh môn, khi khâu sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ hậu sản.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hậu sản
Để phòng ngừa bệnh trĩ hậu sản hiệu quả bạn nên chú ý đến chế độ ăn, tập luyện và sinh hoạt hàng ngày.
Chế độ ăn: Bạn nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau, ngũ cốc. Điều này giúp làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giảm chèn ép có thể gây trĩ. Hạn chế ăn muối, bởi muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, khiến các tế bào và mạch máu trương căng ra khiến các triệu chứng về bệnh trĩ nặng hơn.
Tập luyện: Việc này giúp bạn làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hay ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa, khiến máu lưu thông và làm cơ thể khỏe mạnh.
Uống nước nhiều tránh bệnh trĩ (mỗi ngày 1,5-2 lít)
Nên đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện, tránh việc đứng hay ngồi lâu. Không nên quá căng thẳng sẽ tạo áp lực cho trực tràng khi bạn đại tiện.
Khi đã bị bệnh trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, thường xuyên thể dục với các động tác nhẹ nhàng, tránh ngồi xổm.
Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc điều trị bởi phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Bạn chỉ nên dùng thuốc trị bệnh trĩ sau khi sinh, để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và không ảnh hưởng tới em bé.
Ngoài ra để đối phó với trĩ hậu sản bạn cần
điều trị bệnh bằng lá dấp cá
Lá diếp cá có công dụng rất tốt với người mắc trĩ hậu sản. Bạn có thể sử dụng lá diếp cá để xông hoặc đắp búi trĩ đều tốt.
Cách 1: Lá diếp cá rửa sạch sau đó giã nát. Sau khi rửa sạch búi trĩ bằng nước muối pha loãng bạn hãy đắp bã rau diếp cá vào búi trĩ và băng lại.
Cách 2: Ngoài cách trên thì bạn có thể nấu nước lá diếp cá sau đó xông búi trĩ khi nước còn nóng, khi nước nguội thì dùng nước này rửa sạch lại búi trĩ.
điều trị bệnh trĩ với lá thiên lý non
Lá thiên lý non 100g, giã nhỏ với 10g muối ăn, cho thêm 300ml nước lọc vào hỗn hợp trên, khuấy đều và lọc qua miếng vải mùng. Dùng nước này rửa búi trĩ, mỗi ngày bạn có thể làm 1-2 lần. Sau vài ngày sẽ cho kết quả tốt.
Ăn nhiều trái cây họ cam, quýt
Nên ăn nhiều các loại trái cây họ cam, quýt có thể giúp bạn bổ sung vitamin C và hóa chất thực vật Diosmin. Hóa chất này đã được sử dụng làm thuốc để điều trị cho các vết loét ở chân do máu lưu thông kém để điều trị bệnh trĩ. Diomsin làm dịu viêm tĩnh mạch và tăng cường thành mạch máu, rất hữu ích cho người bệnh trĩ hậu sản.
Uống nước hoa hòe
Hoa hòe có vị đắng tính bình, không chỉ là vị thuốc giúp cầm máu, nó còn rất tốt cho người bệnh trĩ. Khả năng này có được là vì hoa hòe có chứa 6% - 30% rutin. Đây là một loại vitamin P giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch và phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch, bảo vệ mạch.
Thiếu chất này, mao mạch có thể bị yếu, dễ bị giãn, vỡ, đứa. Bệnh trĩ xảy ra do các mạch máu trực tràng và hậu môn bị suy yếu khiến tình trạng viêm và sưng lên. Rutin sẽ tăng cường sức khỏe của mao mạch, làm cho chúng bền chắc và dẻo dai, đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh.
Cần làm gì để cải thiện tình trạng trĩ hậu sản
Trĩ hậu sản có nên chữa bằng đông y?
Những biến chứng của trĩ hậu sản các mẹ cần biết
Mách mẹ danh sách mua đồ sơ sinh cực chi tiết
Vì sao mẹ bầu hay chuyển dạ vào ban đêm?
Phương pháp điều trị
Tùy cấp độ của bệnh trĩ hậu sản mà có các phương pháp trị liệu khác nhau. Đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và 2, điều trị nội khoa - dùng thuốc là phương pháp được lựa chọn phổ biến. Trong điều trị nội khoa, cần giải quyết được những vấn đề sau:
- Làm mềm phân, chống táo bón và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
- Tăng trương lực mạch máu, giúp co mạch và búi trĩ.
- Tác dụng để cầm máu, tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau giúp vết thương chóng lành.
Mắc bệnh trĩ hậu sản khiến người mẹ thêm đau đớn, khó chịu. ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, chính vì thế cần áp dụng các phương pháp phòng ngừa trên đây.
Xem thêm:
- Trĩ hậu sản có nên chữa bằng đông y?
- Cần làm gì để cải thiện tình trạng trĩ hậu sản
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!