Lấy ráy tai thường xuyên
Việc lấy ráy tai thường xuyên là không cần thiết bởi ráy tai được hình thành do chất nhờn trong tai trộn lẫn với các tế bào chết. Nó đóng vai trò như một 'vệ sĩ' ngăn chặn côn trùng, bụi bặm… đe dọa thính giác. Ngoài ra, ráy tai còn giúp giữ độ ẩm và chống nhiễm khuẩn cho vùng tai ngoài. Vậy nên trừ khi ráy tai gây cản trở thính lực nếu không bạn hoàn toàn không cần phải lấy ráy tai mỗi ngày.
Nhiều thói quen của chúng ta vô tình làm thính giác bị nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet)
Sử dụng vật nhọn hoặc ngón tay để ngoáy tai
Sử dụng vật nhọn như que tăm, đầu bút... là một trong những nguyên nhân chính gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da. Kết quả là bạn sẽ rất dễ bị viêm ống tai.
Trong khi đó, khi khối ráy tai bị đẩy vào sâu trong ống tai thì nó sẽ bị ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Trong những lúc này, bạn chỉ cần nhỏ 1 vài giọt dầu ô liu vào lỗ tai sau đó dùng tăm bông lau nhẹ nhàng sẽ giúp ráy tai đi ra dễ dàng.
Không bảo vệ tai khi đi bơi
Chúng ta hay sử dụng mũ và kính bơi để bảo vệ tóc và mắt tuy nhiên ít người quan tâm đến việc bảo vệ đôi tai của mình. Nước trong bể bơi chứa nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh… nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mầm bệnh gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ù tai, viêm và sưng tấy bên trong tai. Chính vì vậy, sau khi bơi xong bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý sau đó lau nhẹ nhàng bằng tăm bông hoặc khăn mềm sẽ giúp đôi tai tránh được các loại vi khuẩn từ nước hồ bơi.
Dùng tai nghe đúng cách để bảo vệ thính lực (Ảnh minh họa: Internet)
Thường xuyên nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng lớn
Việc sử dụng tai nghe là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tai. Tai nghe thường xuyên được chúng ta sử dụng nhưng lại không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng chung tai nghe cùng với người khác sẽ khiến các loại vi khuẩn lây nhiễm nhanh hơn đó.
Điều ảnh hưởng tai nghiêm trọng hơn là về âm lượng khi nghe. Thời gian nghe tai nghe càng lâu, nghe âm lượng lớn thường xuyên, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức nghe của tai, làm giảm thính lực hay thậm chí còn dẫn tới điếc. Thói quen này còn khiến các dây thần kinh hoạt động yếu đi và dần bị mất chức năng, dẫn đến cơ thể không thể nhận các tín hiệu làm cho não ngừng hoạt động.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!