Khi mang thai, thời tiết thường thay đổi thất thường, trong khi hệ miễn dịch của mẹ bầu lại rất kém nên mẹ thường gặp phải rất nhiều bệnh vặt, trong đó có viêm mũi khi mang thai. Dưới đây là một số cách điều trị giúp mẹ bầu có thể chóng lại tình trạng bị viêm mũi trong quá trình thai kỳ.
Chủ động giữ gìn sức khỏe trước tình trạng viêm mũi khi mang thai
Khi mang thai, lời khuyên dành cho các sản phụ là hãy tránh xa những môi trường có lượng không khí ô nhiễm, tránh đi mưa, phải mặc ấm khi trời lạnh và càng phải đảm bảo sức khỏe tốt, khỏe mạnh, không được mắc các bệnh vặt. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch ở mẹ bầu kém hơn so với người bình thường, mẹ bầu lại không được phép dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nên nguy cơ mắc các bệnh về viêm mũi khi mang thai lại càng chiếm tỷ lệ cao.
Để khắc phục được tình trạng viêm mũi khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện những liệu trình ngay tại nhà như bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể là tối thiểu 2 lít nước lọc trong một ngày. Khi đi ngủ vào đêm, mẹ bầu nên nằm cao hơn so với bình thường để bệnh nhanh chóng được trị khỏi. Đồng thời, mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước buổi tối khi ngủ mẹ bầu cũng nên thư giãn bằng cách luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu... Các giải pháp điều trị này vừa mang lại hiệu quả tích cực, lại rất an toàn và tự nhiên mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể thực hiện được.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ngoài giải pháp là tự điều trị tại nhà, mẹ bầu cũng có thể trực tiếp thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chỉ định thuốc dành riêng cho mẹ bầu. Viêm mũi khi mang thai nếu nhẹ thì có thể khỏi sau 2 – 3 tuần. Còn với trường hợp nặng thì có thể kéo dài từ 2 tháng đến hết quá trình mang thai. Viêm mũi là một bệnh vặt rất dễ phát sinh khi thời tiết thay đổi, nóng rát hoặc lạnh buốt thất thường.
Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng khi mang thai ngoài tác động xấu từ thời tiết thì còn do ảnh hưởng của lượng hormone thay đổi khi mang thai bé. Ngoài ra lượng máu trong cơ thể cũng rất dễ tăng cao khi mang thai nên sẽ làm các niêm mạc mũi bị ứ đọng và không thông thoáng được gây ra viêm mũi kéo dài trong một thời gian. Phụ nữ mang thai bị viêm mũi thường có những triệu chứng như hắt hơi, ho dai dẳng, ngứa mũi và nghẹt mũi.
Viêm mũi khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tim và não của mẹ và sức khỏe của bé sau sinh. Chính vì vậy, khi phát hiện cơ thể khó chịu, mũi bị đau và thường xuyên hắt hơi thì mẹ nên có giải pháp điều trị càng nhanh càng tốt.
Sử dụng các phương pháp trị liệu
Hướng dẫn mẹ cách rửa mũi cho trẻ an toàn
Hé lộ cách vệ sinh mũi cho trẻ tốt nhất dành cho mẹ
Nước muối sinh lý loại nào tốt cho trẻ sơ sinh?
Hậu quả khôn lường khi rửa mũi cho trẻ hàng ngày với nước muối
Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Một số mẹ bầu có thể thực hiện hình thức xông bằng việc nấu lá thơm (dứa) rồi trùm kín người lại kèm theo lọ nước xông, để mùi hương từ dứa và độ nóng của nước hắt trực tiếp lên mũi, giúp cho mũi tránh tắc nghẽn và dễ chịu hơn. Ngoài ra cũng có một số phương pháp xông mũi dân gian khác, mà mẹ bầu có thể tham khảo qua như sử dụng hoa cứt lợn tươi, lá khế, lá bạc hà... để nhét vào mũi cũng sẽ làm dịu đi cảm giá khó chịu do viêm mũi gây ra.
Đồng thời, mẹ cũng có thể kết hợp với việc sử dụng một số sản phẩm xịt mũi chuyên dụng cho mẹ bầu như thuốc thông mũi, nhỏ mũi, thuốc xịt mũi corticosteroid và thuốc kháng sinh. Các mẹ phải lưu ý là sử dụng thuốc chuyên dụng dành cho mẹ bầu và có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!