Do không có nhiều thời gian chăm sóc con cái nên nhiều bậc cha mẹ phải gửi con vào các nhà trẻ, trường mẫu giáo. Tuy nhiên có không phải nhà trẻ nào cũng đảm bảo chất lượng. Vậy làm cách nào để nhận biết con bị bạo hành ở trường? Các mẹ hãy cũng Lily & WeCare tìm hiểu.
1. Bạo hành trẻ em là gì?
Bạo hành trẻ em ở lớp học là việc những giáo viên ở lớp hay người lớn ở trường học có những hành động như đánh đập, vùi dập hoặc làm nhục trẻ. Việc làm này sẽ gây tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
2. Vậy làm thế nào để nhận biết con bị bạo hành và tránh được những rủi ro?
Không quá khó để nhận biết được việc một đứa trẻ đang bị bạo hành. Thông qua những biểu hiện hay hành động khác lạ của trẻ, chỉ cần tinh ý và quan tâm đến con là bố mẹ có thể hoàn toàn nhận ra được.
Đối với những trẻ chưa biết nói:
Với trẻ chưa biết nói sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định vì trẻ không thể diễn đạt cho bố mẹ biết những gì đang xảy ra ở trường cũng như không thể chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của mình. Dù vậy, vẫn có những cách khác để bố mẹ hiểu được con.
Biểu hiện về tâm lý
- Khi bị cô giáo đánh đập, la mắng hay ngược đãi, biểu hiện tâm lý của trẻ giống như trầm cảm hoặc trẻ bị trầm cảm, sợ hãi, lo âu...
- Trẻ có biểu hiện sợ ăn, lười ăn, không chịu ăn, hay thậm chí còn nôn ọe trong khi trước đó trẻ không hề có biểu hiện này.
- Trẻ sẽ khó ngủ, ngủ không ngon và ngủ không sâu giấc, dễ giật mình, hay la hét, hay mơ sảng.
- Trẻ có thể nghiến răng, thở nhanh, cắn móng tay, hồi hộp hay toát mồ hôi khi về nhà.
- Trẻ rất sợ việc đi học do sợ gặp cô giáo. Thông thường trẻ có thể sẽ khóc lóc và không chịu vào lớp, nhất là khi nhìn thấy cô giáo, nỗi sợ của trẻ càng tăng cao và trẻ khóc lớn hơn. Nhưng khi cô giáo yêu cầu trẻ nín thì trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt, mếu máo. Khi cô giáo đón trẻ vào lớp trẻ sẽ khóc thảm thiết hơn và nhoài người về phía cha mẹ.
- Trẻ có biểu hiện lảng tránh những sự yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên quá bám dính lấy cha mẹ, cũng có khi là hay tức giận hoặc hay chán nản.
Biểu hiện về thể chất
Cơ thể của con chính là bằng chứng cụ thể nhất về việc trẻ có bị bạo hành ở lớp hay không. Cha me chỉ cần quan sát kỹ bàn tay, chân, má, cổ, mông của trẻ trước và sau khi đón trẻ về từ lớp học là cha mẹ có thể ít nhiều biết được chuyện gì đã diễn ra ở trường.
Những vết cấu của bạn cùng thường nhỏ, không thể lớn được, nếu bố mẹ thấy vết thương lớn thì cô sẽ có khả năng cao là người gây ra.
Những vết bầm, lằn kiểu sọc dọc do đánh bằng tay, thước kẻ hay que nhỏ ở trên má, tay, chân, lưng, mông... khó có thể là vết ngã khi chạy nhảy, cào hoặc đánh nhau, cắn nhau với bạn cùng lớp được.
Trong trường hợp xuất hiện vết bầm, tím hay lằn dọc thì bố mẹ cần hỏi ngay giáo viên xem nguyên nhân của những vết bầm tím là do đâu. Khi trẻ ngã hay đánh nhau mà cô giáo không thông báo với cha mẹ thì cha mẹ cũng cần phải lưu ý đặc biệt vấn đề này.
bố mẹ có thể cùng con chơi trò đóng vai
Nhận biết con bị bạo hành đối với những trẻ biết nói:
Ngoài những dấu hiệu về tâm lý cũng như thể chất giống như trẻ chưa biết nói ở trên, trẻ lớn hơn và đã có thể giao tiếp nên bố mẹ cũng có thêm những cách khác để tiếp cận con, giúp con chia sẻ với mình những vẫn đề đã xảy ra ở trường
Sử dụng ghế tập ngồi cho trẻ đúng cách mẹ cần biết
Tập lẫy cho trẻ thế nào là đúng cách?
Bố mẹ đã biết cách giúp trẻ tập bò hiệu quả nhất
Biểu hiện của stress trong công việc
Nên tập ngồi cho bé vào thời điểm nào?
Trẻ có thể thường xuyên mếu máo bảo với bố mẹ "con không muốn tới trường”.
- Trẻ biểu hiện sự lầm lì, nhút nhát, sợ sệt hoặc ngược lại, trẻ dễ cáu, dễ gào thét, dễ bùng nổ cảm xúc.
- Trẻ cũng trở nên khép nép và bị động hơn, nếu trước đây trẻ thường hòa nhã, dễ gần thì bây giờ lại tự nhiên trở nên bướng bỉnh, khó bảo...
- Bố mẹ có thể cùng con chơi trò đóng vai với con vì trẻ nhỏ thường hay bắt chước người lớn, trong đó có cô giáo vì thế trò chơi này sẽ rất hợp với bé. Thông qua những lời nói, nét mặt hay cử chỉ của bé khi dạy học, qua cách trẻ phạt học sinh làm sai hay không chịu ăn... ba mẹ sẽ phần nào biết được cách dạy dỗ của cô giáo ở trường. Nhận biết sớm cũng như phát hiện sớm có thể giúp con tránh được những rủi ro đáng tiếc về sau.
- Hãy hỏi khéo con. Bố mẹ đừng hỏi thẳng luôn là cô giáo có đánh con không mà hãy hỏi: Ở lớp con bạn nào ngoan nhất? Bạn nào không ngoan? Lúc các con không ngoan thì cô giáo phạt như thế nào?
Quan tâm đến con và dành thời nhiều gian cho con là điều bố mẹ nên làm. Sự nhạy cảm và thấu hiểu con cái là điều rất quan trọng khi làm cha mẹ. Hãy chú ý khi giao con cho người khác và theo dõi từng thay đổi nhỏ của con, mỗi ngày, nếu phát hiện những dấu hiện nhận biết con bị bạo hành ở trường bố mẹ cần có sự can thiệp kịp thời và đúng lúc để tránh hậu quả nghiêm trọng về sau.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!