Nhiều sản phụ rất hoang mang, lo lắng khi biết mình được chẩn đoán thai đôi. Mặc dù niềm vui được nhân đôi nhưng khó khăn vốn đã nhiều lại càng thêm chồng chất. Bởi khi đó người mẹ phải đối diện với nhiều nguy cơ hơn hẳn so với những bà mẹ đơn thai. Lily & WeCare sẽ điểm qua những ảnh hưởng có thể xảy ra trong quá trình mang thai đôi để các mẹ chủ động phòng tránh.
Mang thai đôi tăng nguy cơ sinh non
Thông thường các trường hợp mẹ mang thai đôi sẽ sinh trước ở tuần 37 của thai kỳ, còn các bà mẹ sinh ba là 33 tuần và bà mẹ sinh bốn là 29 tuần. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ, bởi con vẫn chưa được hoàn thiện nhiều bộ phận của cơ thể.
Và những bé sinh đôi sẽ có cân nặng nhẹ hơn, những đứa trẻ sinh đơn cùng tuổi. Nếu như mẹ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi song thai, thì tình trạng này càng xấu hơn. Khi đó bé sinh ra, sẽ gặp vấn đề sức khỏe cũng như thời gian chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện cũng kéo dài hơn.
Tiểu đường thai kỳ
Mẹ mang thai đôi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn rất nhiều. Vì khi mang thai đôi mẹ sẽ phải bồi bổ nhiều và tăng cân nhiều. Khi đó nguy cơ đẻ mổ cũng sẽ cao hơn. Mặc dù vậy, bé sẽ không có nguy cơ bị tiểu đường vì dinh dưỡng này sẽ được chia cho hai bé chứ không phải một bé như mẹ mang đơn thai.
Chuyển dạ sớm hơn
Mẹ mang thai đôi thường sinh nở ở tuần 36-37 của thai kỳ, rất hiếm người có thể chờ đến tuần 40. Các cặp song sinh ra đời sau tuần 34 đều được an toàn bởi sự chăm sóc của các bác sĩ khoa sản. Những cặp song sinh thường bị những ảnh hưởng xấu về đường hô hấp và có cân nặng khá nhẹ đối với thai đơn.
Mắc phải hội chứng truyền máu
Đây là một bệnh lý đặc biệt chỉ xảy ra ở thai đôi 1 noãn, có 1 bánh rau, 2 buồng ối với tỷ lệ 5 - 24%. Và không xảy ra ở thai đôi 2 bánh rau, 2 buồng ối. Còn thai đôi có 1 bánh rau và 1 túi ối thường không mắc phải hội chứng truyền máu, mặc dù chúng có sự nối nhau của tuần hoàn.
Thời gian xảy ra sự truyền máu sớm nhất là trước 20 tuần và muộn nhất là sau 30 tuần. Thời gian xảy ra hội chứng truyền máu càng sớm thì tình trạng càng xấu. Hậu quả cuối cùng của hội chứng truyền máu là tình trạng đẻ non do đa ối: 1 thai chết (đó là thai cho máu), 1 thai phù đó là thai nhận máu và tiên lượng 2 thai đều xấu (xảy ra ở 40% trường hợp có hội chứng truyền máu). Tiến triển rất xấu nếu hội chứng truyền máu xuất hiện trước 28 tuần, và 100% trường hợp là không giữ được thai.
Mách mẹ mẹo chuyển dạ sớm sinh dễ như ăn cháo
2
Quá trình hình thành song thai như thế nào?
Hiện tượng sinh đôi có di truyền không?
Sinh đôi 1 trai 1 gái và những điều không phải ai cũng biết
Hướng dẫn cách chăm sóc cho mẹ bầu mang thai đôi cực chuẩn
Bên trên là một số trường hợp có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi khi mẹ bầu mang thai đôi. Vì vậy lời khuyên tốt nhất cho các chị em mang thai đôi là nên chăm sóc tốt bản thân của mình. Vì vậy trong suốt thời gian thai kỳ, các mẹ nên chú ý:
- Khi mang thai đôi bạn sẽ cần đi khám và siêu âm thường xuyên hơn để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, theo dõi sức khỏe của mẹ, và cả các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.
- Chú trọng hơn đến các chất dinh dưỡng, trong đó cần nhiều axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Cần giữ cho mình chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các vitamin hàng ngày trước khi sinh.
- Nên đạt được sự tăng cân vừa phải, cũng là một điều kiện tốt để hỗ trợ sức khỏe của em bé. Đừng nghĩ tăng cân lúc này thì sau này sẽ khó giảm cân. Khi mang thai đôi, các mẹ có thể cần được cung cấp khoảng 600 calo một ngày, tùy thuộc vào mức độ hoạt động, vận động...
- Lưu ý không nên làm việc và hoạt động thể chất quá nặng nhọc khi mang thai đôi, nhất là đa thai.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!