Mang thai khi là sinh viên năm cuối: Những áp lực “kinh khủng”

Sức Khỏe Thai Kỳ - 11/24/2024

Mang thai là một trong những niềm hạnh phúc nhất của người mẹ. Tuy nhiên không phải ai khi mang thai cũng cảm nhận được sự sung sướng ấy, đặc biệt là đối với những người mẹ còn quá trẻ, chưa có đủ kinh nghiệm cuộc sống, chưa có khả năng nuôi con. Dưới đây là những vấn đề mà nhiều bạn nữ sẽ gặp phải nếu mang thai khi là sinh viên năm cuối.

Mang thai là một trong những niềm hạnh phúc nhất của người mẹ. Tuy nhiên không phải ai khi mang thai cũng cảm nhận được sự sung sướng ấy, đặc biệt là đối với những người mẹ còn quá trẻ, chưa có đủ kinh nghiệm cuộc sống, chưa có khả năng nuôi con. Dưới đây là những vấn đề mà nhiều bạn nữ sẽ gặp phải nếu mang thai khi là sinh viên năm cuối.

1. Bị bạn bè để ý, bàn tán

Khi là sinh viên đại học năm cuối, bạn cũng không còn là một đứa trẻ mà đã là một người hoàn toàn trưởng thành, có thể lo cho cuộc sống của mình một cách độc lập. Tuy nhiên, nếu như bạn mang thai vào trong giai đoạn này thì vẫn sẽ phải chịu những lời xôn xao, bàn tán từ những bạn bè xung quanh. Bởi môi trường giảng đường không phải là một môi trường phù hợp dành cho những mẹ bầu, do đó việc bị mọi người chỉ trỏ, bàn tán sẽ là một trong số những điều mà bạn sẽ sẽ phải đối mặt nếu có bầu khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Mang thai khi là sinh viên năm cuối: Những áp lực “kinh khủng”

2. Kết quả học tập sa sút

Năm cuối đại học là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi bạn sinh viên. Trong thời gian này, bạn vừa phải lo hoàn thành các môn học, chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng cùng với những công việc thực tập khác để tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường. Do đó, nếu như bạn nữ có bầu trong giai đoạn này, thì điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập trên trường. Bạn không thể nào vừa chăm sóc tốt cho cơ thể cùng đứa con ở trong bụng mà vẫn hoàn thành được tốt các công việc ở trường. Ngoài ra, áp lực tâm lý, áp lực dư luận cùng sự lo lắng về tương lai sau này phải chăm sóc con cái sẽ khiến bạn không thể nào tập trung vào công việc học tập vô cùng nặng trong năm cuối, khiến cho kết quả học tập sa sút.

3. Cơ thể mệt mỏi

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những sự thay đổi nhất định. Chị em khi mang thai sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ốm nghén trong giai đoạn đầu, khó ngủ, đau đầu... Đó là lý do vì sao các bác sỹ phải khuyến cáo các mẹ bầu đó là bổ sung nhiều dưỡng chất, các loại vitamin để tăng cường sức khỏe, hạn chế việc mệt mỏi, kiệt sức. Ngoài ra, khi mang thai, người phụ nữ cũng nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi một cách tuyệt đối, tránh việc lao động nặng nhọc, suy nghĩ nhiều... Tuy nhiên, ai cũng biết rằng năm cuối đại học là một khoảng thời gian vô cùng quan trọng, và các sinh viên phải nỗ lực hết sức để đạt được tấm bằng đại học với kết quả như mong đợi. Do đó, việc không thể chăm sóc được cho bản thân một cách tốt nhất nếu mang thai khi là sinh viên năm cuốilà điều không thể nào tránh khỏi. Áp lực công việc học tập đè nặng không chỉ khiến cho bạn nữ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi trong bụng.

Mang thai khi là sinh viên năm cuối: Những áp lực “kinh khủng”

4. Không đủ điều kiện để chăm sóc bản thân cũng như thai nhi

Thông thường, người ta sẽ chỉ lấy chồng và sinh con trong giai đoạn bản thân đã ổn định về mặt tình cảm và sự nghiệp. Tuy nhiên đối với những bạn nữ đang là sinh viên năm cuối của trường đại học, việc có một công việc hay sự nghiệp ổn định ngay trong lúc này là một điều xa vời. Các bạn nữ nếu mang thai khi là sinh viên năm cuốikhông chỉ phải đối mặt với áp lực thi cử, áp lực về công việc sau khi ra trường mà còn phải đối mặt với gánh nặng về kinh tế khi sắp tới em bé trong bụng sẽ chào đời. Kinh tế hạn hẹp cùng nhiều mối lo lắng khác khi sắp ra trường sẽ khiến cho bạn bỏ bê việc quan tâm và chăm sóc cơ thể, kiểm tra tình hình phát triển của em bé, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như mối liên hệ gắn kết đối với 2 mẹ con.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!